Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 67)

hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng trung học cơ sở Yên Kỳ

2.4.1. Điểm mạnh

Trong những năm gần đây, giáo dục của trường THCS Yên Kỳ đã có những bước tiến bền vững. Chất lượng giáo dục ổn định và từng bước được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý và GV của trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, trình độ đào tạo của GV 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ GV trẻ, có kinh nghiệm trong cơng tác, có khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học và tiếp cận những cái mới của giáo dục. GV có đời sống ổn định, n tâm cơng tác, có sự nỗ lực cố gắng trong cơng việc.

2.4.2. Điểm yếu

Qua khảo sát thực trạng, tác giả nhận thấy, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS của trường THCS n Kỳ cịn có một số hạn chế sau đây:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về dạy học theo định hướng phát triển NLHS, tầm quan trọng và sự cần thiết của nó cịn hạn chế.

- Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

cấp trường chưa được quan tâm đầy đủ; kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS của tổ chun mơn và GV cịn sơ sài, mang tính đối phó.

- Hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS chưa cao, nhất là tổ chức cho GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá; tổ chức cho HS đổi mới phương pháp và hình thức học tập.

- Dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển

NLHS ở trường THCS Yên Kỳ chưa tạo được động lực thúc đẩy bởi các chính sách và mơi trường thích hợp.

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học theo

định hướng phát triển NLHS chưa được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá...

2.4.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+) Tổ chức dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS trong điều kiện vẫn dựa trên chương trình GDPT hiện hành, vốn được xây dựng theo tiếp cận nội dung.

+) Bộ GD&ĐT chưa có kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL phục vụ cho việc đổi mới chương trình GDPT theo tiếp cận NLHS.

+) Tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho tổ chức dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS của các trường THCS còn thiếu và chưa đồng bộ...

- Nguyên nhân chủ quan

+) Dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS là vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều GV và CBQL trường THCS.

+) Kiến thức, kỹ năng dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS của phần đơng GV, CBQL trường THCS cịn hạn chế.

+) Một bộ phận GV và CBQL chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS...

NLHS là GDPT đang có nhiều đổi mới về nội dung; PP dạy và học; hình thức tổ chức học tập; hình thức và PP thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

- Thách thức đối với dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát

triển NLHS là năng lực ở lĩnh vực này của GV và CBQL còn hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Đội ngũ cán bộ quản lý và GV của trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục ở trường THCS Yên Kỳ cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013.

1. Nhận thức của GV và cán bộ quản lý của trường THCS Yên Kỳ về

dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS còn hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

2. Trong thời gian vừa qua, trường THCS Yên Kỳ đã triển khai nhiều hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Các hoạt động này bước đầu đã đem lại kết quả thiết thực, góp phần thay đổi cách dạy, cách học trước đây. Tuy nhiên, một số hoạt động vẫn chưa được tổ chức hoặc được tổ chức nhưng hiệu quả cịn thấp.

3. Cơng tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS của trường THCS Yên Kỳ còn nhiều hạn chế, nhất là bồi dưỡng phát triển chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ cho GV nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS.

4. Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ

SỞ YÊN KỲ, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS cần dựa trên các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu

Các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS; góp phần đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013.

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS; đồng thời phải phù hợp với điều kiện KT- XH của địa phương Yên Kỳ.

3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống

Các biện pháp được đề xuất một mặt phải phù hợp với lơgíc quản lý, tác động đồng thời đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa - Phú Thọ theo định hướng phát triển NLHS, mặt khác các biện pháp phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể thống nhất.

3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS; góp phần làm thay đổi cách thức quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng trung học cơ sở Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, triển năng lực học sinh ở trƣờng trung học cơ sở Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học giáo viên nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Xây dựng được đội ngũ GV có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có ý thức tự giác, chủ động trong tự học, tự bồi dưỡng năng lực bản thân để thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NLHS, từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội.

3.2.1.1. Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của cá nhân.

Nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Vì thế việc xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV nhằm phát triển NLHS cần được sự hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc của GV nhà trường.

Mỗi GV phải dựa theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân để xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng với những nội dung cụ thể, chi tiết và thiết thực. Ví dụ như: Một GV chuyên ngành sư phạm Văn ngoài những chương trình bồi dưỡng chung cần có kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân về các nội dung như: Nâng cao kiến thức chuyên ngành Ngữ văn, từ ngữ, ngữ pháp, lý luận văn học, các tác phẩm văn học…; nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nắm vững hệ thống các biện pháp dạy học mới; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm phục vụ giảng dạy bộ môn…

Hiệu trưởng nhà trường phải đặt ra những quy định cụ thể về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên của GV. Trong đó nêu rõ

những nội dung, yêu cầu cần đạt, thời gian thực hiện và kiểm tra đánh giá một cách kịp thời các hoạt động tự bồi dưỡng của GV, có thể sử dụng kết quả này như một tiêu chí để đánh giá hoạt động dạy học của GV vào cuối năm học và xét thi đua.

- Chọn lựa các hình thức bồi dưỡng thích hợp với điều kiện của cá nhân và của nhà trường để có thể vừa nâng cao trình độ vừa khơng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. Có rất nhiều hình thức bồi dưỡng như: học chính quy, tại chức các lớp đại học, cao học về chuyên môn, quản lý, các lớp bồi dưỡng chính trị; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề của Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức; dự giờ các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy; tham quan học tập kinh nghiệm của các trường có uy tín, chất lượng trong huyện, tỉnh; tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ...

3.2.1.2. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để có thể thực hiện được các nội dung trên, điều kiện đầu tiên cần có chính là những cán bộ quản lý của nhà trường phải là tấm gương cho GV về việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm. Một cán bộ quản lý có trình độ chun mơn vững vàng, có năng lực làm việc thì mới tạo được niềm tin, sự tin cậy của các GV, từ đó GV mới thực sự bị thuyết phục và thực hiện tốt các quyết định quản lý mà hiệu trưởng đề ra.

Điều kiện thứ hai để thực hiện tốt biện pháp này là hiệu trưởng phải làm tốt cơng tác tham mưu cho Phịng GD&ĐT, Phịng nội vụ và các cơ quan nhà nước có liên quan để tạo điều kiện về nhân lực và vật lực cho cơng tác bồi dưỡng phát triển trình độ, năng lực GV, dần khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu GV có chất lượng ở trường THCS hiện nay.

Điều kiện thứ ba cần có là phải bổ sung, cung cấp cho thư viện của nhà trường các tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, quản lý hoạt động dạy học và cung cấp các thiết bị cần thiết cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, phát huy được hiệu quả hoạt động của thư viện nhà trường.

Cuối cùng là đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường phải có ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc và các nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh năng lực học sinh

3.2.2.1. Cách thức thực hiện biện pháp

i) Chỉ đạo GV xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: Trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, cơ bản trong nội dung, chương trình dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực; Phát triển khả năng thực hiện (các kỹ năng thực hành, phát hiện và ứng xử tích cực) trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống của HS; Giúp HS hứng thú học tập, tránh áp đặt; Nội dung phát triển năng lực phải phù hợp với từng đối tượng HS ở từng lớp, thông qua bài/chương/môn học.

ii) Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cần được thực hiện theo quy trình sau đây:

- Bước 1: Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, mơn học.

Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa mơn học giúp cho GV xác định được nhiệm vụ dạy học của mình trong từng tiết dạy, bài dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của mơn học. Cịn đối với dạy học theo định hướng phát triển NLHS, đó là chuẩn đầu ra (năng lực và phẩm chất mà người học cần phải có).

- Bước 2: Xác định các năng lực chung và năng lực đặc thù cần được

hình thành, phát triển ở HS trong q trình dạy học mơn học.

Mỗi mơn học đều góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung; đồng thời, cịn phải hình thành, phát triển các năng lực đặc thù, thể hiện vai trị ưu thế của mơn học.

Ví dụ, mơn Ngữ văn cần hình thành cho HS các năng lực chuyên biệt: năng lực diễn đạt, năng lực cảm thụ, năng lực phân tích tác phẩm văn học, năng lực trình bày vấn đề, năng lực viết văn…

Hoặc môn Lịch sử cần hình thành cho HS các năng lực chuyên biệt: năng lực nắm được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá được các sự kiện, nhân vật lịch sử; năng lực rút ra được những quy luật và bài học kinh nghiệm lịch sử; năng lực liên hệ, vận dụng tri thức lịch sử vào đời sống thực tiễn.

Các năng lực đặc thù được hình thành, phát triển trong suốt quá trình dạy học. Vì thế khi xây dựng kế hoạch dạy học cần xác định rõ các năng lực này qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương và tồn bộ mơn học. Có làm được điều đó, GV mới chủ động trong hình thành, phát triển các năng lực chuyên biệt; đồng thời tham gia vào hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS.

- Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ - hành động học tập mà HS cần

thực hiện qua từng bài/chương/mơn học.

Năng lực chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Đối với HS, năng lực được hình thành, phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống thực tế với những mức độ khác nhau: từ giải quyết các nhiệm vụ học tập đến giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống. Vì thế, kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS phải bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, vận dụng kiến thức của từng bài/chương/mơn học.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để triển khai các nhiệm vụ hành động học tập đến HS.

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giữ vai trị quan trọng trong triển khai các nhiệm vụ - hành động học tập đến HS. Đối với dạy học theo định hướng phát triển NLHS, cần phải lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)