Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng

1.3.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Hiện nay, ngành GD&ĐT đang đẩy mạnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhiệm vụ và giải pháp chính là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

1.3.1.1. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Theo nghị quyết số 88/2014/QH13: “Chương trình giáo dục phổ thơng

phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ GV, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của HS. Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chương tình giáo dục phổ thơng, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS cần đạt

được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung bắt buộc đối với tất cả HS trên phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường” [7, tr.2].

Dạy học phát triển năng lực người học nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của người học, chú trọng đến năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người những năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học phát triển năng lực người học tập trung chủ yếu vào vai trò của người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức.

Chương trình dạy học phát triển năng lực người học tập trung vào việc mô tả năng lực đầu ra, có thể coi đầu ra là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, đây chính là kết quả học tập của HS.

Trong chương trình dạy học phát triển năng lực người học không quy định những nội dung dạy học cụ thể mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình dạy học phát triển năng lực người học, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra.

điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả năng lực đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà cịn phụ thuộc q trình thực hiện.

Trong bảng 1.2, chúng tơi so sánh một số đặc trưng cơ bản của dạy học truyền thụ nội dung và dạy học phát triển năng lực người học:

Bảng 1.2: So sánh giữa dạy học truyền thụ nội dung và dạy học phát triển năng lực người học

Dạy học truyền thụ nội dung

Dạy học

phát triển năng lực ngƣời học

Mục tiêu

Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.

Nội dung

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, khơng gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được năng lực đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, khơng quy định chi tiết.

Phƣơng pháp dạy

học

GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.

GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ; HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, …

Đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

1.3.1.2. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng

thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Đối với bậc THCS, ngành giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”.

- Chuyển q trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng hứng thú và hình thành năng lực tự học để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mỗi HS.

- Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Chuyển cách học từ chủ yếu là lắng nghe, ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn, với thầy, phối hợp các hoạt động học tập của cá nhân của nhóm.

- Chuyển từ chủ yếu thực hiện chương trình giáo dục trên lớp học sang tổ chức đa dạng các hình thức thực hiện chương trình giáo dục; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của người học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngồi phịng học. Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

1.3.1.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Cụ thể như sau:

- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất HS. Hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ cung cấp những cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh cách dạy, cách học.

- Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn.

- Hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”.

- Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá cả quá trình.

- Kết hợp đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của xã hội.

- Sử dụng các phương pháp đánh giá mới: Trắc nghiệm, Quan sát, Phỏng vấn, Dự án, Hồ sơ học tập…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)