Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển

năng lực học sinh

3.2.2.1. Cách thức thực hiện biện pháp

i) Chỉ đạo GV xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: Trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, cơ bản trong nội dung, chương trình dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực; Phát triển khả năng thực hiện (các kỹ năng thực hành, phát hiện và ứng xử tích cực) trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống của HS; Giúp HS hứng thú học tập, tránh áp đặt; Nội dung phát triển năng lực phải phù hợp với từng đối tượng HS ở từng lớp, thông qua bài/chương/môn học.

ii) Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cần được thực hiện theo quy trình sau đây:

- Bước 1: Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, mơn học.

Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa mơn học giúp cho GV xác định được nhiệm vụ dạy học của mình trong từng tiết dạy, bài dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của mơn học. Cịn đối với dạy học theo định hướng phát triển NLHS, đó là chuẩn đầu ra (năng lực và phẩm chất mà người học cần phải có).

- Bước 2: Xác định các năng lực chung và năng lực đặc thù cần được

hình thành, phát triển ở HS trong q trình dạy học mơn học.

Mỗi mơn học đều góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung; đồng thời, cịn phải hình thành, phát triển các năng lực đặc thù, thể hiện vai trị ưu thế của mơn học.

Ví dụ, mơn Ngữ văn cần hình thành cho HS các năng lực chuyên biệt: năng lực diễn đạt, năng lực cảm thụ, năng lực phân tích tác phẩm văn học, năng lực trình bày vấn đề, năng lực viết văn…

Hoặc môn Lịch sử cần hình thành cho HS các năng lực chuyên biệt: năng lực nắm được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá được các sự kiện, nhân vật lịch sử; năng lực rút ra được những quy luật và bài học kinh nghiệm lịch sử; năng lực liên hệ, vận dụng tri thức lịch sử vào đời sống thực tiễn.

Các năng lực đặc thù được hình thành, phát triển trong suốt quá trình dạy học. Vì thế khi xây dựng kế hoạch dạy học cần xác định rõ các năng lực này qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương và tồn bộ mơn học. Có làm được điều đó, GV mới chủ động trong hình thành, phát triển các năng lực chuyên biệt; đồng thời tham gia vào hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS.

- Bước 3: Xác định hệ thống nhiệm vụ - hành động học tập mà HS cần

thực hiện qua từng bài/chương/mơn học.

Năng lực chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Đối với HS, năng lực được hình thành, phát triển thông qua việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống thực tế với những mức độ khác nhau: từ giải quyết các nhiệm vụ học tập đến giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống. Vì thế, kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS phải bao gồm các hoạt động thực hành, thí nghiệm, vận dụng kiến thức của từng bài/chương/môn học.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để triển khai các nhiệm vụ hành động học tập đến HS.

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giữ vai trị quan trọng trong triển khai các nhiệm vụ - hành động học tập đến HS. Đối với dạy học theo định hướng phát triển NLHS, cần phải lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.

- Bước 5: Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - hành động học tập của HS.

đánh giá năng lực của HS. Đánh giá năng lực tập trung chủ yếu vào đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS để thực hiện nhiệm vụ - hành động học tập đạt tới một chuẩn nào đó. Vì thế, ở từng nội dung và đối tượng đánh giá, cần lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp.

- Bước 6: Lập kế hoạch dạy học

Kế hoạch dạy học được lập ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô (Kế hoạch dạy học môn học) đến vi mô (Kế hoạch dạy học tiết học/bài học). Nhưng dù ở cấp độ nào, kế hoạch dạy học cũng phải luôn luôn là một “chương trình hành

động phát triển NLHS”.

iii) Chỉ đạo khai thác các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

Việc thực hiện bất kỳ một kế hoạch nào cũng cần có các nguồn lực đảm bảo. Đối với kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS, các nguồn lực đó trước hết là con người và CSVC-TBDH. Nguồn lực con người ở đây chính là GV, HS và cán bộ quản lý trường. Mỗi một chủ thể hoạt động đều phải “đóng trịn vai” của mình: GV và HS dạy được, học được theo định hướng phát triển năng lực người học; cán bộ quản lý tổ chức, chỉ đạo được hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Bên cạnh đấy, cần đảm bảo nguồn lực về CSVC-TBDH.

3.2.2.2. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, địi hỏi hiệu trưởng phải có kỹ năng chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học cịn GV phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)