CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1.1. Những định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Hiện nay, khi đất nước ta đang trong q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; u gia đình, u Tổ quốc, hết lịng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc có hiệu quả. Để đảm bảo mục tiêu đó, nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [19].
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [19].
Định hướng trên đây đã được thể chế hoá trong Luật giáo dục, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [18].
Đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nhấn mạnh : “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [19].
Bác Hồ đã dạy: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kĩ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều vì thế tự học đang trở thành chiếc chìa khóa vàng trong việc chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại và là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Nếu rèn cho người học có được
phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Chỉ có tự học HS mới có lịng say mê học tập phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Chính vì tầm quan trọng của tự học mà việc phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tự học và phương châm học suốt đời đang là một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm từ chỗ mang tính mơ tả đến nay nội dung kiến thức đã ngày càng lý thuyết hóa bằng các nguyên lý nhờ tổng hợp kết quả nghiên cứu phản ánh nguyên nhân, cơ chế, của các hoạt động sống, mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ khác nhau giải phóng HS khỏi những nghi nhớ kiến thức rườm rà khó nhớ.
1.2.1.2. Dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực của người học
Lý thuyết kiến tạo cho rằng con người kiến tạo những hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh. Khi chúng ta đối mặt với một điều gì mới mẻ, chúng ta phải điều ứng nó với những ý tưởng và kinh nghiệm có từ trước. Cũng có thể nó sẽ thay đổi điều mà ta đã tin tưởng hoặc loại bỏ chúng vì khơng thích đáng. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta thật sự là những nhà kiến tạo cho tri thức cho chính bản thân. Để làm điều này, chúng ta phải đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái mà chúng ta biết [21].
Lý thuyết kiến tạo được gọi là lý thuyết của nhận thức hơn là lý thuyết của tri thức. Theo Ernst Von Glasersfeld (nhà triết học và giáo sư nổi tiếng của khoa tâm lý học tại trường đại học Geogria, và tại trường đại học Massachusetts Amherst), kiến thức luôn là kết quả của hoạt động kiến tạo và nó khơng thể thâm nhập vào một người học thụ động. Nó phải được xây dựng một cách tích cực bởi chính mỗi người học. Bên cạnh đó, GV có thể định hướng cho người học theo một cách tổng quát và sự hướng dẫn đó sẽ giúp người học khơng đi chệch hướng trong q trình kiến tạo kiến thức. GV phải
nắm được nền tảng kiến thức mà HS đã có từ trước, rồi giúp người học kiến tạo tri thức từ nền tảng kiến thức đó [13].
Trọng tâm của phương pháp dạy học tích cực dựa trên lý thuyết kiến tạo là xu hướng thay đổi từ GV làm trung tâm (teacher-centered) đến HS làm trung tâm (students-centered) [20].
Tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Con đường có hiệu quả nhất để làm cho HS nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa HS vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thực sự lĩnh hội chúng, cái đó HS phải tự mình làm lấy, bằng trí tuệ của chính bản thân. Phương pháp dạy học tích cực, thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động [20].
Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường phổ thơng.
Thực hiện dạy và học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Nhiệm vụ chủ yếu của GV là trở thành người thiết kế, tổ chức hoạt động tự lực chiếm lĩnh tri thức của HS trong bối cảnh cụ thể (nhu cầu giáo dục, điều kiện làm việc của GV và HS). Nhiệm vụ truyền thống của người GV trước đây là chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh và mở rộng thành một nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập của HS. HS có nhiệm vụ tham gia một cách tích cực trong việc xây dựng kiến thức. Bản chất của dạy học tích cực là một q trình tích cực và kiến tạo, thơng qua đó người học xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức mới từ vốn kiến thức, kĩ năng sẵn có. GV khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập của HS.
Bảng 1.1. So sánh phƣơng pháp dạy học tích cực và dạy học thụ động
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành
kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; HS
tìm tịi, khám phá, phát hiện,
luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,…
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lí của GV
Tổ chức hoạt động nhận thức
cho HS. Mục
tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử.
Chú trọng hình thành các năng
lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp, dạy cách học.
Nội
dung Từ sách giáo khoa + GV
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế… - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương. - Những vấn đề HS quan tâm. Phương
pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tịi, điều
tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ
chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức
tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp,
ở phịng thí nghiệm, trong thực tế…, học cá nhân, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với GV.