Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.4. Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức

1.2.4.1. Kĩ năng hệ thống hóa:

Là một kĩ năng hoạt động nhận thức, là hình thành và xây dựng một hệ thống nào đó từ các yếu tố. Hoạt động nhận thức được thực hiện nhằm thu

lượm được tri thức bao gồm hệ thống các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, quy luật, nguyên lý…cùng với nó là hệ thống các kĩ năng thực hành và hoạt động nhận thức.

Kiến thức và kĩ năng là hai mặt có mối quan hệ chặt chẽ, mục tiêu của GV tổ chức các hoạt động dạy học để HS vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa được rèn luyện cách học HS nhận thức đối tượng khi nó là hệ thống và làm cho kiến thức đó mang tính hệ thống.

Như vậy, ở góc độ nội dung thì HTH là bản chất sự việc, cịn góc độ tư duy thì HTH là kĩ năng nhận thức đối tượng.

HTH là liên kết các sự kiện, hiện tượng, khái niệm …một cách logic thành một hệ thống theo mục đích của chủ thể nhận thức, khi nó là là một hệ thống được mơ tả bằng các tư liệu, sự kiện, yếu tố…chưa phản ánh một cách tường minh rằng nó là một hệ thống thì hoạt động nhận thức phải thực hiện hệ thống hóa sao cho phản ánh được các thuộc tính của đối tượng như là một hệ thống [15], [16].

Trong dạy học sinh học tùy theo mục đích sư phạm mà người GV và HS có thể HTH nội dung theo các logic khác nhau. Trong chương trình sinh học 11 có thể hệ thống theo các logic khác sau:

(1). Hệ thống hóa theo nội dung các chủ đề ứng với mỗi bài, mỗi phần và mỗi chương.

(2). Hệ thống hóa theo nội dung về các đặc trưng của sự sống.

(3). Hệ thống hóa theo nội dung về các mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, mối quan hệ giữa cơ thể thực vật và động vật.

HTH là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Quá trình dạy học chủ yếu nhằm trau dồi kiến thức kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Trong dạy học, thông tin cần truyền đạt cho HS rất lớn, rất trừu tượng nên GV phải biến

thơng tin thơ, trừu tượng đó trở nên cơ đọng và dễ hiểu HS dễ tiếp thu, tiện lợi cho việc ghi nhớ, lưu trữ và xử lí .

HTH được nhìn nhận một cách chủ quan, đó là gia công và sắp xếp lại cho hệ thống nghĩa là bản thân nó đã là một hệ thống làm thế nào để HS nhận thức được nó là một hệ thống, từ đó rèn luyện tư duy hệ thống để có một hệ thống gồm bốn đặc trưng của sự sống.

Kĩ năng HTHKT trong học tập: Là khả năng vận dụng thành thạo các thao tác tư duy để sắp xếp kiến thức đã học vào những trật tự logic chặt chẽ khác nhau tùy theo mục đích cần hệ thống [21].

1.2.4.2. Cấu trúc kĩ năng HTH:

1 - Xác định mục đích HTH

2 - Phân tích các yếu tố phản ánh đối tượng nhận thức

3 - Xác định mạch logic để sắp xếp các yếu tố đó thành một chỉnh thể - hệ thống

4 - Diễn đạt kết quả thiết lập các quan hệ logic giữa các yếu tố 5 - Kết luận rút ra từ HTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)