Kĩ năng diễn dạt nội dung bằng bảng hệ thống hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.6. Kĩ năng diễn dạt nội dung bằng bảng hệ thống hóa

1.2.6.1. Khái niệm bảng và hệ thống hóa bảng

Bảng HTHKT là hình thức diễn đạt bằng một khung được chia thành các cột, các hàng trong đó có nêu rõ, gọn, theo trật tự nhất định một nội dung nào đó. Trong mỗi cột, mỗi hàng có chứa thơng tin về một sự vật, hiện tượng, cơ chế, q trình hay một quy luật. Thơng tin trong mỗi cột, mỗi hàng là một đơn vị kiến thức và giữa chúng có mối quan hệ với nhau, qua đó có thể so sánh, tổng hợp, thiết lập mối quan hệ nhân quả nhờ vậy mà đối tượng khảo sát được đặt trong hệ thống ta dễ dàng xem xét đối tượng một cách tồn diện.

Có nhiều dạng bảng như: Bảng phân tích thành phần cấu tạo, bảng so sánh, bảng diễn đạt mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng. Thơng tin được trình bày bằng ngơn ngữ bảng cụ thể, vừa chi tiết vừa có tính khái qt, tính hệ thống, phản ánh đồng thời nhiều mối quan hệ giữa cách tính chất của cùng một đối tượng hoặc giữa các đối tượng khác nhau và diễn đạt được nhiều loại kiến thức khác nhau (sự kiện, quy luật, quan hệ …).

Để xây dựng thông tin trong bảng, người học phải thực hiện các thao tác tư duy phức tạp (phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa) đồng thời phải có sự sáng tạo khi xác định các tiêu trí cho bảng nhằm đạt mục tiêu nhận thức. Như vậy, khi làm việc với sách, nếu người học có khả năng trình

bày thơng tin thu được dưới dạng bảng thì học khơng những nắm vững kiến thức mà cịn phát triển được năng lực tư duy sáng tạo.

1.2.6.2. Cấu trúc của kĩ năng lập bảng

Là khả năng phân tích và sắp xếp một cách logic các yếu tố, các nội dung thông tin về đối tượng, hiện tượng theo một quan điểm nhất định nhờ đó cho chủ thể nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về đối tượng đó.

- Cấu trúc của kĩ năng lập bảng:

+ Xác định được nhiệm vụ cần đạt được sau khi lập bảng.

+ Xác định mục đích, nội dung cần hệ thống hóa cho việc lập bảng (Hệ thống hóa nhằm đạt mục tiêu gì?; hệ thống hóa những nội dung nào?; Hệ thống hóa nội dung một mục hay một bài, một chương, một phần hay tồn bộ chương trình).

+ Phân tích các yếu tố có giá trị như các đơn vị thơng tin có thể sắp xếp vào một chỉnh thể nhất định. Đưa ra các tiêu chí làm tọa độ cho việc đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, lựa chọn thơng tin điền vào bảng.

+ Diễn đạt HTH bằng bảng:

Xác định không gian cấu trúc bảng (kẻ khung, bố trí đối tượng và tiêu trí theo hàng ngang, cột dọc).

Xác định và triển khai hình thức diễn đạt bộc lộ được logic sắp xếp các đơn vị thông tin theo một định hướng đã được xác định. Điền thơng tin vào vị trí tương ứng của bảng.

Đọc các kết luận, nhận xét từ việc phân tích quan hệ giữa các nội dung theo chiều ngang, chiều dọc, theo các chiều khác nhau.

+ Rút ra kết luận từ bảng HTH (tức đọc bảng).

1.2.6.3. Ưu, nhược điểm của lập bảng hệ thống hóa kiến thức * Ưu điểm:

- Lập bảng thể hiện rõ hiệu quả khi trình bày nội dung phức tạp bao hàm nhiều lớp đối tượng với những dấu hiệu tương ứng, các nội dung có nhiều mối quan hệ.

- Bảng khơng những trình bày kiến thức một cách cô đọng, đầy đủ, hệ thống mà cịn bao qt được tồn bộ nội dung trên các khía cạnh khác nhau hoặc đi sâu vào một khía cạnh nào đó trên các lớp đối tượng khác nhau.

- Làm nổi bật nội dung cần diễn đạt.

- Giúp việc ghi nhớ các tri thức của HS được thuận lợi và dễ dàng. - Giúp mã hóa kiến thức và ghi nhớ những vấn đề quan trọng, đồng thời qn đi những gì khơng cần thiết từ đó có thể tiếp thu những vấn đề mới trong quá trình học.

- Tạo nên sự thành công trong dạy học của GV.

- Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ và cùng làm việc với GV giúp phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS.

* Nhược điểm:

- Nếu quá lạm dụng thì với những vấn đề đơn giản ta cũng lập bảng HTH sẽ gây phức tạp cho việc dạy và học.

- Việc lập bảng HTH địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. - Không phải kiến thức nào cũng lập bảng HTH được.

1.2.6.4. Yêu cầu của bảng hệ thống hóa kiến thức

Bảng HTH kiến thức khi xây dựng xong phải đạt các yêu cầu sau: - Phải thực hiện được mục tiêu của bài học.

- Đảm bảo tính khoa học, chính xác logic và mang tính sư phạm cao. - Đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa các thứ bậc và trong các thành phần của một thứ bậc thuộc một cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Phải bao quát được nội dung cơ bản về kiến thức cần HTH ở SGK. - Phải dễ hiểu, khơng q phức tạp, phù hợp với trình độ của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương i chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)