Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội (Trang 100 - 105)

công tác học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng nghề Cơng nghệ cao Hà Nội

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm.

Khảo nghiệm nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý cơng tác HSSV tại trường, qua khảo nghiệm một số biện pháp mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm.

Trưng cầu ý kiến của 20 cán bộ quản lý và 40 giảng viên, 250 sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội với mẫu phiếu số 3 với ba mức độ nhận thức về tính cần thiết (rất cần thiết; cần thiết; khơng cần thiết) và tính khả thi (rất khả thi; khả thi; không khả thi) đối với các biện pháp quản lý đề xuất.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm.

- Điều tra bằng phiếu hỏi:

Bước 1: Chọn đối tượng điều tra Bước 2: Phát phiếu điều tra

Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau: - Về tính cần thiết của các mức: “Rất cần thiết”: 3 điểm; “cần thiết”: 2 điểm; “khơng cần thiết”: 1 điểm.

- Về tính khả thi các mức: “Rất khả thi”: 3 điểm; “khả thi”: 2 điểm và“không khả thi”: 1 điểm.

Bước 4: Sau đó tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm.

Kết quả phiếu thu về như sau:

+ Số phiếu thu được của cán bộ quản lý là 20/20 phiếu đạt tỉ lệ 100%. + Số phiếu thu được của giảng viên là 40/40 phiếu đạt tỉ lệ 100%. + Số phiếu thu được của HSSV là 250/250 phiếu đạt tỉ lệ 100%.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết  X

SL % SL % SL % BP1 210 67,7 86 27,8 14 4,5 816 2,63 BP2 223 71,9 72 23,2 15 4,9 828 2,67 BP3 212 68,4 80 25,8 18 5,8 814 2,62 BP4 199 64,2 95 30,6 16 5,2 803 2,59 BP5 233 75,1 69 22,3 8 2,6 845 2,72

Qua kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, ta thấy cả 5 biện pháp đề ra đều có tính cần thiết rất cao. Trong đó, có 2 biện pháp đạt trên 70% ý kiến đánh giá rất cần thiết đó là biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý công tác học sinh, sinh viên được cho là cần thiết nhất với 75,1% số phiếu và biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự phụ trách công tác học sinh, sinh viên với 71,9%. Các cơng tác cịn lại cũng

chiếm hơn 60% ý kiến đánh giá rất cần thiết. Trong đó, biện pháp thấp nhất là Tiến hành tốt công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân làm tốt quản lý công tác HSSV và nhân rộng các điển hình tiên tiến với 64,2% ý kiến đánh giá rất cần thiết.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi

X SL % SL % SL % BP1 215 69,4 84 27,1 11 3,5 824 2,65 BP2 212 68,4 80 25,8 18 5,8 814 2,62 BP3 201 64,8 96 31,0 13 4,2 808 2,60 BP4 192 61,9 105 33,9 13 4,2 799 2,58 BP5 220 71,0 75 24,2 15 4,8 825 2,66

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở bảng 3.2 cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao. Đa số các biện pháp đều được đánh giá mức rất khả thi trên 60%, biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý công tác học sinh, sinh viên được đánh giá mức rất khả thi cao nhất trên 70%.

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy với 5 biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số ý kiến đánh giá không khả thi trong điều kiện thực tế của nhà trường. Kết quả khảo nghiệm cán bộ, giảng viên và HSSV cho phép tác giả nhận nhận định về tính cần thiết, tính khả thi của những biện pháp như sau:

- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác học sinh, sinh viên được 69,4% ý kiến đánh giá rất khả thi, bên cạnh đó vẫn cịn 3,5% ý kiến đánh giá biện pháp này là không khả thi.

- Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nhân sự phụ trách công tác học sinh, sinh viên được cho rằng có tính khả thi cao chiếm 68,4% với X = 2,62.

- Biện pháp 3: Phối hợp giữa các Khoa, phịng, Đồn Thanh niên và các tổ chức khác trong quản lý công tác học sinh, sinh viên với 64,8%.

- Biện pháp 4: Tiến hành tốt công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân làm tốt quản lý công tác HSSV và nhân rộng các điển hình tiên tiến xếp vị trí thứ 5 với X = 2,58 với 61,9% ý kiến đánh giá là rất khả thi.

- Biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác HSSV là biện pháp được cho rằng có tính khả thi cao nhất với X = 2,66.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy những biện pháp quản lý công tác HSSV cán bộ quản lý, giảng viên, HSSV tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cần thiết và có thể thực hiện được. Để đảm bảo đạt được hiệu quả quản lý cần thiết phải áp dụng đồng bộ cả 5 biện pháp này.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này tác giả đã trình bày 5 biện pháp quản lý công tác HSSV của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Mỗi biện pháp đều được phân tích và nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện.

Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia quá trình này, tác động vào tất cả các nội dung của q trình quản lý cơng tác HSSV trong q trình đào tạo nhờ đó s tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác quản lý của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Bằng việc tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, kết quả khảo nghiệm cho phép kết luận rằng: Các biện pháp nêu trên tuy chưa phải là một hệ thống đầy đủ các biện pháp, nhưng là các biện pháp chủ yếu có tính cấp thiết đối với thực tiễn ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, nếu nhà quản lý vận dụng linh hoạt các biện pháp tác giả nêu ra, chắc chắn hoạt động quản lý công tác HSSV s mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)