nghề Công nghệ cao Hà Nội
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch trong công tác học sinh, sinh viên của nhà trường nhà trường
Việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lý. Qua kế hoạch để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác quản lý cũng như mọi hoạt động khác.
Bảng 2.8. Đánh giá của CBGV về thực trạng xây dựng kế hoạch công tác học
sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
STT Các yêu cầu của việc lập kế hoạch công tác HSSV Mức độ thực hiện Mức độ đạt được Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Căn cứ vào văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn của Bộ.
46 12 2 35 16 9 76,7% 20% 3,4% 58,3% 26,7% 15% 2 Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm nhà trường. 34 22 4 29 23 8 56,6% 36,7% 6,7% 48,3% 38,3% 13,4% 3 Xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung của công tác HSSV. 19 26 15 28 21 11 31,7% 43,3% 25% 46,7% 35% 18,3% 4 Kế hoạch xác định được những mục tiêu cụ thể. 25 16 19 32 18 10 41,6% 26,7% 31,7% 53,3% 30% 16,7% 5
Kế hoạch bảo đảm đầy đủ về mặt nội dung, trình bày rõ ràng, khoa học, logic. 43 15 2 27 21 12 71.7% 25% 3.3% 45% 35% 3,3% 6 Kế hoạch đảm bảo tính khả thi. 31 20 9 24 22 14 51,7% 33.3% 15% 40% 36,7% 23,3%
Từ kết quả bảng trên, ta có nhận xét như sau:
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch cơng tác HSSV của nhà trường chính là yêu cầu, quy định đặt ra trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ. Nhà trường luôn đưa yêu cầu này áp dụng vào việc lập kế hoạch công tác HSSV của trường với mức độ thực hiện thường xuyên được đánh giá là 76,7%. Do được áp dụng thường xuyên nên yêu cầu này trong quá trình lập kế hoạch được CBGV đánh giá tốt là 58,3%. Kết quả này chứng tỏ, phịng cơng tác HSSV của nhà trường luôn luôn cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ để làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung công tác HSSV. Tuy nhiên, cán bộ phịng cơng tác HSSV cần đầu tư nghiên cứu tài liệu sâu hơn nữa để giảm mức độ hiệu quả chưa tốt được đánh giá là chiếm 15%.
- Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm nhà trường được thực hiện thường xuyên chiếm 56,6% tổng số phiếu CBGV đánh giá, vẫn còn 6,7% CBGV đánh giá yêu cầu này chưa được thực hiện bao giờ khiến cho mức độ đạt được xếp loại tốt chiếm 48,3% và có 13,4% CBGV đánh giá chưa tốt. Trong thời gian tới, Phịng Cơng tác HSSV cần quan tâm hơn nữa đến những tồn tại, khó khăn cũng như những tiến bộ, thành tựu mà nhà trường đã đạt được để xay dựng kế hoạch phù hợp nhất với đặc điểm, tình hình nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung của công tác HSSV là việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động tương ứng với từng nội dung của công tác HSSV như kế hoạch tổ chức nhập học cho tân sinh viên, kế hoạch bế giảng, phát bằng cho sinh viên…Theo CBGV đánh giá thì yêu cầu này mức độ thực hiện thường xun cịn ít hơn mức độ thỉnh thoảng dẫn đến kết quả đạt được được đánh giá bình thường là 35% và chưa tốt là 18,3%.
- Kế hoạch xác định được những mục tiêu cụ thể được đánh giá với mức độ thực hiện thường xuyên là 41,6% bên cạnh đó lại có 31,7% đánh giá là chưa bao giờ được thực hiện. Luôn luôn xác định được các mục tiêu cụ thể trong bản
kế hoạch của công tác HSSV s giúp cho công tác HSSV của nhà trường được thực hiện một cách có hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới Phịng Cơng tác HSSV cần chú ý thực hiện yêu cầu này thường xuyên hơn để mức độ đạt được xếp loại tốt s cao hơn số lượng được đánh giá ở hiện tại là 53,3% và giảm mức độ hiệu quả chưa tốt xuống nhiều hơn nữa so với mức 16,7% hiện tại được đánh giá.
- Kế hoạch bảo đảm đầy đủ về mặt nội dung, trình bày rõ ràng, khoa học, logic được 71,7% CBGV đánh giá yêu cầu này thường xuyên được đảm bảo trong các bản kế hoạch trước đây và đạt mức độ hiệu quả tốt là 45%. Đầy đủ, rõ ràng, khoa học, logic là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi bản kế hoạch nói chung do đó thực hiện tốt yêu cầu s dễ dàng hơn trong khâu triển khai, thực hiện khế hoạch.
- Kế hoạch đảm bảo tính khả thi với 51,7% CBGV đánh giá thường xuyên, 40% đánh giá hiệu quả tốt. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với một bản kế hoạch vì nếu kế hoạch khơng đáp ứng được tính khả thi thì kế hoạch chỉ có tác dụng trên giấy tờ, khi thực hiện s không đem lại hiệu quả gây tốn kém, lãng phí về nhân lực, vật lực, tài lực. Qua đánh giá vẫn còn 15% CBGV đánh giá yêu cầu này chưa được thực hiện nên mức độ hiệu quả chưa tốt vẫn còn đến 23,3%.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các nội dung của quản lý công tác học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
2.4.2.1. Thực trạng quản lý cơng tác hành chính
Qua khảo sát 250 sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp chính quy và 60 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội với 310 phiếu phát ra và thu về. Kết quả thu được được trình bày trong bảng về mức độ đánh giá cơng tác tổ chức hành chính thu được kết quả sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của HSSV và CBGV về việc thực hiện cơng tác tổ chức hành chính
STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Trung bình (X ) Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Tổ chức tiếp nhận HSSV vào học theo quy định của Bộ LĐTBXH và
nhà trường. 23 41 105 142 4,17 5
2
Sắp xếp bố trí HSSV vào các; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học
59 96 155 4,30 2
3
Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội
trú. 26 129 155 4,41 1
4 Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý
hồ sơ của HSSV. 16 54 94 146 4,19 4
5
Tổ chức lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp và trao bằng bằng tốt nghiệp cho
HSSV. 27
51 68 79 85 3,46 6 6 Giải quyết các cơng việc hành chính
có liên quan cho HSSV. 4 59 96 151 4,27 3 Qua bảng số liệu cho thấy nhìn chung cơng tác hành chính của phịng công tác HSSV đã thực hiện khá tốt.
- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào học theo quy định của Bộ LĐTBXH và nhà trường với điểm số X = 4,17 xếp thứ 5 cho thấy trong những năm qua nhà trường đã thực hiện nội dung này ở mức độ khá. Đã có 23 HSSV và CBGV đánh giá nội dung này ở mức độ yếu, 41 HSSV và CBGV đánh giá ở mức trung bình cho thấy vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để ngay từ buổi đầu nhập học HSSV đã có ấn tượng tốt về cách tổ chức các hoạt động dành cho HSSV của nhà trường.
- Sắp xếp bố trí HSSV vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học xếp thứ 2 với điểm số X =
4,30 cho thấy nội dung này được HSSV và CBGV đánh giá ở mức độ tốt bởi Phịng Cơng tác HSSV phân lớp và chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời ngay từ buổi đầu nhập học, phân lớp theo ngành học của HSSV, chỉ định cán bộ lớp theo điểm thi đầu vào của HSSV. Khi mà lúc đầu tất cả HSSV chưa quen biết nhau thì dựa vào điểm số để lựa chọn cán bộ lớp s khiến các HSSV còn lại cảm thấy tin tưởng vào Ban cán sự của lớp mình hơn, GV cũng dễ quản lý lớp hơn bởi đa số HSSV được lựa chọn làm cán bộ lớp đều là những HSSV ngoan, gương mẫu.
- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú được HSSV đánh giá tốt nhất trong các nội dung của công tác tổ chức hành chính của Phịng Cơng tác HSSV với điểm số X = 4,41. Nội dung này được triển khai ngay từ buổi đầu nhập học khi nhà trường phân công riêng 1 chuyên viên để tiếp nhận đơn, và giải đáp các thắc mắc của HSSV khi đăng ký vào ở ký túc xá của trường. Việc xét duyệt HSSV vào ở ký túc xá cũng được diễn ra công khai, minh bạch theo quy chế của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bảo đảm công bằng cho HSSV.
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV với điểm số X = 4,19 xếp thứ 4 cho thấy Phịng Cơng tác HSSV đang làm rất tốt nội dung này. Trong những năm gần đây, Nhà trường đã đầu tư đưa vào sử dụng phần mềm quản lý các hồ sơ, dữ liệu của HSSV nên mọi thông tin cần thiết của HSSV đều được liên thơng giữa các phịng chức năng có liên quan đã tạo thuận lợi rất lớn trong quản lý công tác HSSV.
- Tổ chức lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp và trao bằng bằng tốt nghiệp cho HSSV là nội dung được HSSV đánh giá thấp nhất, chỉ ở mức khá với điểm số X = 3,46. Do quy mô hội trường mà nhà trường dùng để tổ chức các buổi khai giảng, bế giảng cịn hạn chế vì thế mỗi khóa đều chỉ được cử HSSV đại diện đến dự khiến nhiều khơng có cơ hội tham dự vào những sự kiện lớn của nhà trường. Ngoài ra, việc HSSV sau khi tốt nghiệp phải mất đến 3 tháng sau
mới được nhận bằng chính thức cũng gây khó khăn cho HSSV trong q trình tìm kiếm việc làm.
- Giải quyết các cơng việc hành chính có liên quan cho HSSV được đánh giá tốt khi xếp thứ 3 với điểm số X = 4,27. Phịng Cơng tác HSSV ln nhanh chóng và hỗ trợ HSSV trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến HSSV. Các thủ tục như xác nhận HSSV, xác nhận thủ tục vay vốn, giấy giới thiệu thực tập, giấy chứng nhận hưởng các chế độ ưu tiên và các giấy tờ liên quan khác đều được chuyên viên của Phòng nhận và trả ngay trong ngày.
Nhìn chung cơng tác tổ chức hành chính của Phịng Cơng tác HSSV có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải được chú ý và cải thiện để không ngừng nâng cao chất lượng của công tác này.
2.4.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện
Học tập và rèn luyện là hai mặt vô cùng quan trọng của người học đặc biệt là HSSV các trường cao đẳng. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay thì một tong những mục tiêu của các trường là đào tạo người học có phần chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp; có sức khỏe, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Đó khơng chỉ là mục tiêu của nhà trường mà còn là yêu cầu cần thiết của một HSSV sau khi ra trường. Muốn đạt được những điều đó ngồi sự nổ lực của bản thân người học thì địi hỏi nhà trường phải chú trọng đến công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV.
Đối với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, công tác quản lý học tập và rèn luyện của HSSV luôn được nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao bởi HSSV sau khi ra trường chính là sản phẩm tạo nên thương hiệu của nhà trường. Vì vậy, hiện nay quy trình quản lý học tập và rèn luyện của HSSV tương đối đi vào nề nếp.
Qua khảo sát 250 sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp chính quy và 60 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội với 310 phiếu phát ra và thu về. Kết quả thu được được trình bày trong bảng mức độ đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV được kết quả sau:
Bảng 2.10. Đánh giá của HSSV và CBGV về việc thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV
STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Trung bình (X )
Thứ bậc 1 2 3 4 5
1
Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HSSV; xếp loại kết quả rèn luyện của HSSV theo từng học kỳ, năm học, khoá học.
26 129 155 4,41 1
2
Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi nghề và các hoạt động khuyến khích học tập khác.
59 96 155 4,30 2
Qua bảng số liệu cho thấy nhìn chung quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV của phịng Cơng tác HSSV đã thực hiện khá tốt.
- Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HSSV; Xếp loại kết quả rèn luyện của HSSV theo từng học kỳ, năm học, khoá học được HSSV và CBGV đánh giá ở mức thực hiện tốt với điểm số X = 4,41 và xếp ở vị trí cao nhất trong tất cả các nội dung của công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV. Đạt được kết quả này là do Phịng Cơng tác HSSV đã in phiếu đánh giá điểm rèn luyện phát tới từng HSSV trong trường, phối hợp với các phòng chức năng như: Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế tốn, Phịng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Phịng Quản trị, Đồn thanh niên và GVCN các Khoa để thành lập Hội đồng bình xét kết quả rèn luyện và đánh giá ý thức học tập của HSSV theo từng kỳ bảo đảm khách quan, minh bạch, theo tiêu chí chung của quy chế đánh giá điểm rèn luyện do Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội ban hành. Sinh viên được theo dõi kết quả rèn luyện của mình trên bảng tin nhà trường và có quyền thắc mắc, khiếu nại đển Phịng Cơng tác HSSV có điều chỉnh hợp lý đảm bảo quyền lợi cho HSSV.
- Bên cạnh đó, để quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV, phịng Cơng tác HSSV phối hợp với các đơn vị như phịng Đào tạo, Đồn trường, giảng viên giảng dạy thường xuyên điểm danh sự có mặt của HSSV và kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập của HSSV trên lớp như giờ giấc ra vào lớp, thực hiện đeo biển tên, mặc đồng phục, không hút thuốc là trong khu vực trường. Nhà trường quy định rõ, nếu HSSV đến muộn sau 3 phút khi chuông báo giờ học bắt đầu s không được vào trường, bộ phần bảo vệ s đóng cổng và hết tiết thứ nhất mới cho HSSV vào trường. Các giảng viên giảng dạy s trực tiếp điểm danh sĩ số lớp và ghi lên bảng, cán bộ phịng cơng tác HSSV đến từng phịng học theo thời khóa biểu để ghi nhận sĩ số HSSV có mặt tại lớp học, cuối buổi tổng hợp báo cáo. Sau tiết thứ nhất, Lớp trưởng các lớp nộp danh sách HSSV vắng mặt về phịng cơng tác HSSV. Các lớp tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng dưới sự chỉ đạo của GVCN để nhận xét tình hình học tập và rèn luyện của HSSV trong lớp và triển khai hoạt động tháng tới. Các tiết sinh hoạt đều được ghi chép vào Sổ biên bản sinh hoạt lớp và nộp về Phòng Cơng tác HSSV vào cuối tháng. Phịng Cơng tác HSSV chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, tình hình và ý kiến của các lớp trình BGH.
- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi nghề và các hoạt động khuyến khích học tập khác cũng được đánh giá ở mức độ tốt với điểm số X = 4,30 và xếp ở vị trí thứ 2. Trong thời gian qua Nhà trường đã tích cực triển khai cơng tác nghiên cứu khoa học đối với HSSV với nhiều đề tài phong phú, sát với chuyên ngành đào tạo của trường.