Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội (Trang 89 - 90)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Trong quản lý công tác HSSV cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế cơng việc, biết xác định những vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết. Phải biết quan tâm cụ thể đến HSSV, tạo điều kiện cho HSSV phát huy khả năng cao nhất trong việc học tập và rèn luyện, tham gia công tác xã hội. Khi triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành, thời điểm hồn thành và phân cơng cụ thể đến từng người hoặc nhóm người.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý khi đưa ra quyết định cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó lập kế hoạch, ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra được hiệu quả cơng việc có lợi nhất cho nhu cầu phát triển của đơn vị, của tổ chức.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi của mọi thành viên cũng như tất cả các mặt hoạt động của trường.

Trong quản lý cơng tác HSSV nói riêng cũng như quản lý giáo dục nói chung, tất cả các biện pháp quản lý đều có mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng, gắn bó với nhau. Mỗi biện pháp được coi là một thành tố của hệ thống.

Sự vận hành của mỗi thành tố phải được đặt trong mối tương tác qua lại với các thành tố khác sao cho hiệu quả của mỗi biện pháp phải đem lại sự phát triển tối ưu cho hệ thống.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác HSSV phải xuất phát từ thực tế công tác HSSV hiện tại, lựa chọn những nhân tố thúc đẩy phát triển đặc biệt phải lựa chọn những biện pháp cơ bản nhất khiến cho kết quả trực tiếp ứng dụng vào thực tiễn công tác HSSV. Trong việc lựa chọn các biện pháp thì ngồi việc căn cứ vào thực tiễn cần phải dựa trên tính khoa học mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và qua đó khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng r mà phải có mối quan hệ chặt ch với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề được quản lý. Mỗi biện pháp có vai trị riêng của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các biện pháp được đề xuất. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)