1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường Trung học Phổ thông
1.3.1. Đặc điểm của trường Trung học Phổ thông trong hệ thống giáo dục
quốc dân
Từ điều 26 đến điều 31 mục 2 chương II của Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định rõ vị trí của trường THPT nói chung như sau:
“Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến
lớp mười hai. HS vào lớp mười phải có bằng trung học cơ sở và có tuổi là mười năm tuổi. Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [23]
Bên cạnh đó Luật Giáo dục năm 2005 cũng khẳng định các nhà trường THPT nói chung phải củng cố, phát triển những nội dung giáo dục cho HS ở cấp trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông, tăng cường giáo dục đạo đức, hướng nghiệp cho HS, thực hiện đầy đủ các chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành.
Đối với các trường THPT dân lập thì theo quyết định số 39/2001/QĐ- BGDĐT ban hành về Quy chế tổ chức, hoạt động các trường dân lập có quy định như sau:
- Về nhiệm vụ và quyền hạn: “Trường ngồi cơng lập bình đẳng với
trường cơng lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của GV, giảng viên, nhân viên và HS, sinh viên trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.” [23]
- Việc thực hiện chương trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học được quy định như sau: “Trường ngồi cơng lập thực hiện chương trình giáo
dục - đào tạo và kế hoạch dạy học theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng. Trường ngồi cơng lập bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình quy định cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS...”[23]
Như vậy, khi so sánh với trường THPT dân lập cũng có những điểm như trường THPT công lập ở những điểm như sau:
- Cùng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do nhà nước quản lý.
- Cùng thực hiện chung về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cho HS.
- Cùng có những yêu cầu về kết quả dạy học và giáo dục HS
Ngồi những điểm chung giống trường THPT cơng lập, trường THPT dân lập là thực hiện chủ trương “Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” và đa dạng hóa các loại hình trường lớp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước nên có những điểm khác như sau:
- Đa số các trường ngồi cơng lập tuyển sinh theo hình thức xét tuyển HS, chỉ trừ một số ít các trường dân lập chất lượng cao là tổ chức thi tuyển.
- CSVC do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng.
- Đội ngũ GV gồm 2 đối tượng: GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Tất cả GV đều không thuộc biên chế nhà nước.
- Có thể có hoặc khơng có hội đồng quản trị.
- Huy động các nguồn vốn của xã hội để phát triển nhà trường. - Tự chủ một phần hoặc hồn tồn về tài chính.
Như vậy so với các trường công lập, ngoại trừ một số ít các trừ các trường chất lượng cao tập trung ở các thành phố lớn, còn lại các trường dân lập khác có những điểm mạnh và yếu so với trường công lập là:
- Điểm mạnh: Chủ động hơn về mặt tài chính, chủ động hơn về tuyển dụng GV; Cơ chế để huy động các nguồn lực mở hơn; Tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường được đề cao hơn.
- Điểm yếu: Chất lượng đầu vào HS kém hơn các trường cơng lập. Tính ổn định trong tuyển sinh không cao. GV chưa yên tâm công tác. Mức đóng học phí của HS thường là cao hơn.
Nhiệm vụ của nhà quản lý phải phát huy những điểm mạnh để xây dựng thương hiệu nhà trường, phải xây dựng nhà trường thành địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của cha mẹ học sinh, của HS và toàn xã hội.