Các thành tố của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường Trung học Phổ thông

1.3.2. Các thành tố của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường

Trung học Phổ thông

Giáo dục đạo đức ở trường THPT dân lập là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến HS nhằm giúp cho nhân cách mỗi HS được phát triển đúng đắn, các em có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, với mọi người xung quanh và với cả chính mình. Giáo dục đạo đức trong trường THPT dân lập cũng là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các q trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề, giáo dục tư tưởng chính trị và pháp luật giúp HS hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. giáo dục đạo đức cho HS là giáo dục lòng trung thành với Đảng, hiếu với dân, u q hương đất nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần cù...

* Mục tiêu của giáo dục đạo đức:

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là giúp mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước. Trong đó, mục đích quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là tạo lập những thói quen, hành vi đạo đức. Mục tiêu trên đã được thể hiện trong Điều 2 Luật giáo dục: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [23]

Cụ thể là:

+ Về mặt nhận thức: Hiểu bản chất của đạo đức, các nguyên tắc, nội dung, chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với mức độ yêu cầu của lứa tuổi, đồng thời hiểu sự cần thiết phải tự rèn luyện mình theo các yêu cầu của chuẩn đạo đức để trở thành những cơng dân có lối sống tốt, có tình cảm đẹp, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu được tính tất yếu và những mặt trái của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có quan điểm rõ ràng về lối sống thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới.

+ Về thái độ tình cảm: Có thái độ tình cảm đạo đức đúng đắn, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội. Có tình cảm và lịng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức chính trị trong xã hội.

+ Về kỹ năng và hành vi: Tích cực học tập và rèn luyện trong lao động, hoạt động tập thể, hoạt động trong xã hội; có thói quen thường xuyên rèn luyện hành vi đạo đức, trong ứng xử, trong hoạt động; tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, luật pháp, văn hố; có thói quen chấp hành pháp luật; biết sống lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người HS; tích cực đấu tranh với những biểu hiện của lối sống sa đọa, đồi trụy, chỉ biết hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, theo chủ nghĩa thực dụng, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống, không nghĩ đến sự hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh; thường xuyên tích cực rèn luyện trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, hoạt động xã hội để chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp.

* Nhiệm vụ giáo dục đạo đức:

Bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Là giáo dục cho người học có được những hành vi đạo đức trở thành nề nếp thường ngày trong học tập, lao động, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm có thói quen đạo đức bền vững, hành vi đúng đắn.

+ Giáo dục tình cảm đạo đức: Là khơi dậy ở người học những rung động, những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng và có tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cuộc sống.

+ Giáo dục ý thức đạo đức: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.

* Nội dung giáo dục đạo đức:

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã cụ thể hoá nội dung giáo dục đạo đức là: “Xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã

hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc của dân tộc và yêu cầu của thời đại” bao gồm:

“Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đồn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Có ý thức tập thể, đồn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực”. [4]

Theo Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH có thể xác định tương đối thành 4 nhóm phản ánh các quan hệ chính mà con người phải giải quyết: [14]

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như: Có lí tưởng XHCN, u q hương đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và nhà nước.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, biết kiềm chế, biết hối hận.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác: Nhân nghĩa, hiếu thảo, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tơn trọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống như: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn và bảo vệ tài ngun, mơi trường tự nhiên, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, đến mơi trường, bảo vệ hồ bình, phát huy, giữ gìn truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc và của nhân loại.

Từ những phân tích trên, ta có thể tổng hợp nội dung giáo dục đạo đức là tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho HS. Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống, học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỉ luật và pháp luật, giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hố.

* Phương pháp giáo dục đạo đức:

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực cần thiết, phù hợp với nền đạo đức xã hội. Người ta chia các phương pháp giáo dục đạo đức thành 3 nhóm chính:

- Nhóm phương pháp thuyết phục: Là nhóm phương pháp tác động vào

mặt nhận thức và tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống. Nhóm này bao gồm: Khuyên giải, tranh luận, nêu gương.

- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: giáo dục đạo đức khơng có gì

hiệu quả hơn là đưa con người vào hoạt động thực tiễn, tập dượt, rèn luyện tạo nên những hành vi và thói quen đạo đức.

- Nhóm các phương pháp kích thích hành vi: Đây là nhóm phương pháp tác động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm tạo ra phẩm chất, thúc đẩy, tích cực hoạt động; đồng thời giúp cho đối tượng nhận ra và khắc phục, sửa chữa những sai lầm. Nhóm này gồm các phương pháp: khen thưởng, trách phạt, thi đua.

Với lứa tuổi HS bậc THPT, vì nhận thức của các em, chưa tồn diện; các em đang ở thời kì phát triển nhân cách, muốn tìm hiểu, khám phá, thích được thể hiện “cái tơi” bản thân nên việc áp dụng các phương pháp trên nếu được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng tình huống cụ thể sẽ đạt hiệu quả giáo dục rất cao.

Muốn các phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng có hiệu quả cần quan tâm đến cơ chế hình thành giá trị, niềm tin đạo đức tức là HS phải được đặt vào các tình huống cụ thể để các em lựa chọn và trải nghiệm, nhờ đó các em mới thực sự nhận thức rõ và tin vào những giá trị có ý nghĩa đối với bản thân. Niềm tin đó sẽ định hướng động cơ và hành vi đạo đức của các em. Nếu tổ chức giáo dục đạo đức chỉ dựa trên sự áp đặt các giá trị, chuẩn mực đạo đức buộc các em phải chấp nhận và làm theo thì sẽ khơng tạo ra niềm tin đạo đức- nền móng của các hành vi đạo đức.

Giáo dục đạo đức hiện nay gặp khó khăn nhất trong việc thay đổi những hành vi tiêu cực, thói quen xấu của HS. Để thay đổi hành vi, thói quen khơng thể chỉ dùng các phương pháp làm thay đổi nhận thức mà cần sử dụng

các phương pháp tiếp cận làm thay đổi hành vi - đó là cách tiếp cận kĩ năng sống.

* Hình thức giáo dục đạo đức:

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho HS ở trường THPT được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 loại:

- Giáo dục đạo đức thông qua các môn học, đặc biệt là môn Giáo dục cơng dân nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức thơng qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Giao lưu, hái hoa dân chủ; hội diễn văn nghệ; thi làm báo tường; thi kể chuyện; trò chơi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)