Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường

3.2.4. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong nhà trường

* Mục tiêu của biện pháp:

Việc giáo dục đạo đức cho HS THPT là rất quan trọng, bởi đó là một phần nền móng đạo đức của xã hội. Đặc biệt giáo dục đạo đức cho HS trong môi trường thân thiện lại càng cần thiết. Nhận thức đúng sẽ có ý nghĩa to lớn

trong việc thành cơng của cơng việc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV, chính quyền đồn thể trong nhà trường để tất cả các lực lượng thấy được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển môi trường thân thiện nhằm giáo dục đạo đức cho HS.

Tạo môi trường sư phạm thân thiện bao gồm cảnh quan của nhà trường, nền nếp của HS, GV, các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trị, giữa trị với trị là những mơi trường thuận lợi để triển khai và thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho HS.

* Nội dung và cách thực hiện:

Môi trường thân thiện là điều kiện quan trọng, là nhân tố quyết định tính hiệu quả của q trình dạy học và giáo dục. Hiệu trưởng phải thực hiện được vai trị quản lý trong việc xây dựng mơi trường sư phạm thực sự thân thiện nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục đạo đức nói riêng.

Người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, khơng khí học tập… trong đó người Hiệu trưởng cần chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể … Đây là mối quan hệ giữa người với người những mối quan hệ đó tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, những nét rất riêng, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở HS.

Môi trường sư phạm thân thiện là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức, cơng tác giáo dục đạo đức chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó diễn ra trong một mơi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh.

Chỉ đạo xây dựng tập thể sư phạm (GV, HS, các tổ chức đoàn thể…) đoàn kết nhân ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng tập thể sư phạm: Nền nếp kỷ cương trong hoạt động giảng dạy, giáo dục HS, sinh hoạt tập thể của đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên. Xây dựng nền nếp kỷ cương trong hoạt động học tập, rèn luyện của HS.

Thực hiện tốt dân chủ trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục ở ngồi nhà trường tạo thành mơi trường giáo dục thống nhất.

Ngồi ra việc tạo khơng gian thống đãng, sạch sẽ, cơng trình vệ sinh trường học đạt tiêu chuẩn… cũng có tác dụng tốt trong việc giáo dục đạo đức cho HS do vậy cần thường xuyên chăm lo xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp, cải tạo sử dụng mơi trường đúng mục đích sư phạm.

Đặc biệt hưởng ứng phong trào “Nhà trường thân thiện, HS tích cực” chương trình này chính là nhằm mục đích xây dụng mơi trường sư phạm lành mạnh để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cho HS.

Thường xuyên tuyên truyền, trang bị kiến thức cơ bản về công tác giáo dục đạo đức đối với HS cho GV nhà trường. Thảo luận về những chuẩn mực đạo đức cần có đối với thế hệ trẻ.

Tuyên truyền vận động trong đội ngũ GV thực hiện các phong trào thi đua: "Dạy tốt - học tốt", cuộc vận động: "Dân chủ, kỷ cương, tình thương,

trách nhiệm". "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức và tự học", xây

dựng "Gia đình nhà giáo văn hóa", "Cơ quan văn hóa".

Nêu cao khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" và lời dạy của Bác Hồ đối với HS: "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc

Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng, chính là nhờ phần lớn ở cơng học tập của các em" trong

nhà trường.

Tuyên truyền, vận động tồn thể thầy cơ giáo, các em HS hưởng ứng tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Điều kiện thực hiện:

Có sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, của Ban đại diện CMHS trong việc đầu tư kinh phí để xây dựng CSVC, trong việc tuyển chọn GV cho nhà trường.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức, huy động các nguồn tài chính phục vụ cho việc đầu tư, mua sắm các thiết bị, xây dựng các hạng mục cơng trình để tổ chức các hoạt động cho các em HS.

Hiệu trưởng nhà trường phải là người có uy tín đối với CBGV và quần chúng nhân dân, đầu tàu gương mẫu trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngồi trường.

Có đội ngũ CBQL, GV gương mẫu về mọi mặt, đồn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với HS. Phải khơng ngừng tự hồn thiện nhân cách của mình, nhiệt tình có năng lực, tâm huyết với cơng tác giáo dục HS. Các thầy cô giáo phải gương mẫu, thực sự là tấm gương cho HS noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)