3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp
với đặc điểm trường Trung học Phổ thông Văn Hiến
* Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của kế hoạch hóa việc quản lý cơng tác giáo dục đạo đức HS là thực hiện tốt chức năng kế hoạch trong quá trình thực hiện các tác động quản lý
làm cho nội dung và cách thực hiện có tính khả thi và hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong công tác quản lý giáo dục đạo đức HS.
* Nội dung và cách thực hiện:
Muốn có kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho HS một cách khả thi, Hiệu trưởng phải nghiên cứu, điều tra thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và giáo dục đạo đức HS. Cụ thể Hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CBQL, GV, chất lượng dạy và học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT…
Nghiên cứu nắm vững các chủ trương, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý HS, công tác giáo dục đạo đức HS.
Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng Đề cương kế hoạch giáo dục đạo đức HS của nhà trường. Trong đó cần nêu rõ các mục tiêu giáo dục đạo đức HS và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu định lượng, các biện pháp cụ thể, cũng như các dự kiến tổ chức nhân sự và việc phân phối các nguồn lực khác, các cách thức triển khai…
Muốn đạt được hiệu quả thiết thực, nhà trường phải có kế hoạch lâu dài, kế hoạch cho từng năm, học kỳ, tháng với những nội dung cụ thể cho từng chủ điểm. Có nhiều loại kế hoạch giáo dục đạo đức HS:
+ Kế hoạch công tác giáo dục đạo đức HS trung hạn, triển khai liên tục trong nhiều năm, tích hợp trong kế hoạch phát triển nhà trường từ 5 đến 10 năm.
+ Kế hoạch công tác giáo dục đạo đức HS hàng năm, có thể là một kế hoạch chuyên đề về cơng tác giáo dục đạo đức HS hoặc được tích hợp và có một vị trí quan trọng trong Kế hoạch công tác hàng năm của Hiệu trưởng nhà trường.
+ Một số kế hoạch giáo dục đạo đức HS theo chủ đề, cụ thể hóa việc triển khai thực hiện một số mục tiêu quan trọng trong kế hoạch hàng năm về giáo dục đạo đức HS.
Các kế hoạch phải được thể hiện bằng các chương trình cơng tác tương ứng: Từ việc xác định mục tiêu và kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường, Hiệu trưởng thông qua Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức HS xây dựng các chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường cụ thể như:
+ Chương trình giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy; + Chương trình giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động chủ nhiệm; + Chương trình giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động giám thị;
+ Chương trình giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Để quản lý giáo dục đạo đức HS có tính khả thi cao, khi lên kế hoạch Hiệu trưởng cần phải nắm vững thực trạng công tác này, cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và giáo dục đạo đức HS của mình. Nắm được các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
Các kế hoạch, chương trình giáo dục đạo đức HS cần cụ thể, phù hợp với chức năng từng bộ phận, từng thành viên trong tổ chức, phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Kế hoạch này nên được lồng ghép và thống nhất với kế hoạch chung nhưng cần làm rõ và có sự ưu tiên đầu tư cơng sức và sự phân phối các nguồn lực.
Đảm bảo tính khoa học, dân chủ và phát huy vai trị các chủ thể, việc xây dựng công tác kế hoạch nhất thiết cần đưa ra lấy ý kiến của Hiệu phó phụ trách cơng tác giáo dục, Hội đồng tư vấn, sau đó hồn chỉnh và thơng qua kế hoạch.
Từ kế hoạch chung của nhà trường, cần chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận tự lên kế hoạch cho bộ phận mình. Kế hoạch càng cụ thể bao nhiêu thì thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện bấy nhiêu. Tuy nhiên cũng cần phải có sự thống nhất trong kế hoạch của các bộ phận với kế hoạch chung của nhà trường thì kế hoạch đó mới có tính khả thi và hiệu quả.
Sau mỗi lần thực hiện một kế hoạch, nhà trường cần sơ kết, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, mặt làm được và mặt chưa làm được, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp hơn.
Trong các kế hoạch giáo dục đạo đức HS cần tập trung vào mục tiêu trọng tâm, cần lựa chọn một số nội dung trọng điểm…từ đó tập trung sự chỉ đạo thực thi có hiệu quả rõ rệt.
Việc chọn lựa nội dung và hình thức cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú như: hái hoa dân chủ, thi đua, dã ngoại…để thu hút các em tích cực tham gia. Từ các hoạt động đó mà giáo dục các em lý tưởng sống, niềm tin, ước mơ, hồi bão, ý chí, động cơ học tập, ý thức nghề nghiệp trong tương lai.
Trong việc xây dựng kế hoạch cũng cần phải chú ý đến nguồn lực để phục vụ cho kế hoạch đó. Có khi phải sử dụng đến nguồn lực bên ngoài, song nguồn lực bên trong ln thuận lợi, có tính chất quyết định. Đội ngũ GV, trong đó CBQL năng nổ là yếu tố then chốt. Hiệu trưởng cần phân công đúng người, đúng việc, chỉ đạo đội ngũ phải nắm chắc mục tiêu, tính chất nội dung cơng việc, tình hình trong trường, thực hiện tích cực việc được giao.
Đặc biệt cần thường xuyên theo dõi và phát hiện các vấn đề nảy sinh khi thực hiện kế hoạch và có hướng điều chỉnh cho thích hợp. Kết hợp theo dõi, đơn đốc với kiểm tra, đánh giá mức độ và kết quả, sản phẩm công tác theo từng chủ đề, từng học kỳ hoặc một đợt thi đua.
Có thể nói, nếu Hiệu trưởng xây dựng được các kế hoạch giáo dục đạo đức HS không chỉ giúp việc triển khai cơng tác khoa học, chủ động mà cịn có ý nghĩa quyết định hiệu quả của công tác. Đây cũng là vấn đề khó và yếu của các Hiệu trưởng và công tác giáo dục đạo đức HS hiện nay.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm HS của mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính
khả thi. Đảm bảo sự phân cơng hợp lý tránh chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và trách phạt kịp thời.