3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường
3.2.5. Bồi dưỡng năng lực tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh
* Mục tiêu của biện pháp:
Hình thành thói quen tự quản cho HS. Tự xây dựng được kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, tự theo dõi, tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tập thể lớp và bản thân HS. Tự quản là nền móng của tự ý thức và tự giáo dục của mỗi HS, trước tiên có nội dung, kế hoạch của nhà trường và các thầy cô sau trở thành ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong tập thể, vì mục đích chung của tập thể.
Tập thể lớp chủ động triển khai các kế hoạch hoạt động của nhà trường, hoạt động tự quản chấp hành nội quy,tự xây dựng chương trình học tập rèn luyện đạo đức và vui chơi giải trí, hình thành thói quen hành vi đạo đức tốt, biết làm chủ bản thân, làm chủ tập thể.
* Nội dung và cách thực hiện:
- Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể lớp và HS
Nhà trường mở lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học với các nội dung: Nhiệm vụ của lớp, tiêu chuẩn đánh giá, các loại sổ sách, các loại mẫu báo cáo tuần, tháng, cách thức tổ chức các cuộc họp lớp, đại hội lớp, lề lối làm việc của ban cán sự lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp…
Nhà trường phải chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự theo dõi, tự đánh giá, tự phê bình góp ý cho tập thể lớp và cá nhân HS, tổng phụ trách phải mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đồn.
- Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức các hoạt động tự quản. Các hoạt động tự quản bao gồm: tự quản lý nền nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập tại nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể lớp hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần…
- Hiệu trưởng phải là người chỉ đạo GVCN và các bộ phận liên quan thực hiện đầy đủ chức năng cố vấn cho hoạt động tự quản của HS.
GV chủ nhiệm là linh hồn của lớp, thay mặt Hiệu trưởng hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động tự quản của tập thể lớp. GVCN phải phối hợp với GVBM, Tổng phụ trách và các lực lượng giáo dục ở ngoài trường giúp HS tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cuốn hút HS vào các hoạt động tập thể. Việc tổ chức các hoạt động phải kết hợp với vui chơi giải trí. Bằng mọi hình thức giáo dục khác nhau GVCN và tập thể lớp phải tạo dựng ở HS niềm tin, ước mơ hoài bão vươn lên làm chủ cuộc sống học tập lao động của bản thân và cống hiến cho xã hội. GVCN phải thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản giúp HS, điều chỉnh những lệch lạc.
Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện được thủ lĩnh của từng nhóm HS. Những HS này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự
ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo dựng được sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi HS tự giác chủ động sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy, phải biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khích bảo vệ bồi dưỡng các nhân tố tích cực. Ngoài việc rèn luyện đạo đức trong môi trường nhà trường, HS còn phải rèn luyện đạo đức trong mơi trường gia đình, xã hội. GVCN phải biết kết hợp với địa phương và gia đình, tổ chức mạng lưới cán bộ lớp, tổ hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể.
GVCN phải xây dựng quy trình sinh hoạt lớp linh hoạt, dành nhiều thời gian cho HS tự điều khiển, GVCN đóng vai trị hướng dẫn HS trong lớp sinh hoạt lớp.
GVCN thường xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp giáo dục, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của HS ở nhà.
Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để HS phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng HS, thường xun có vai trị cố vấn là GV.
* Điều kiện thực hiện:
Phải có sự chỉ đạo sát sao của BGH, có sự kết hợp giữa đồn thanh niên với GVCN. Đôn đốc triển khai kế hoạch, kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc về nhận thức cũng như hành vi đạo đức của HS.
GVCN tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm hết lịng vì HS. Đội ngũ cán bộ lớp phải có tinh thần trách nhiệm cao nhiệt tình cơng tác, có năng lực tổ chức, năng lực hoạt động, có uy tín trước tập thể, có khả năng tập hợp lôi cuốn các bạn tự giác thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường.
3.2.6. Phối kết hợp giữa nhà trường, và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của tồn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lượng giáo dục đặc biệt là ba lực lượng chủ chốt gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực giáo dục đạo đức HS, trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, Hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với lực lượng khác để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp… giáo dục đạo đức HS phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý HS trường THPT Văn Hiến.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần để tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của HS và xây dựng mơi trường trong sạch khơng có tệ nạn xã hội là mơi trường lý tưởng để giáo dục đạo đức cho HS.
Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà, sự đa dạng các hình thức phối kết hợp này tạo ra mơi trường thuận lơi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho HS.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác giáo dục đạo đứcHS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của mơi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:
Xây dựng các mơi trường nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.
Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, khơng khí học tập… Trong đó, Hiệu trưởng chú ý xây dựng
mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa bạn bè trong tập thể…
Xây dựng mơi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đạo đứcHS. Có thể nói, gia đình là mơi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, Hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện.
Xây dựng mơi trường xã hội tích cực: xã hội là mơi trường rộng lớn, phức tạp, ln biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đồn kết, cơng bằng dân chủ. Mơi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 mơi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để giáo dục đạo đức HS theo những chuẩn mực xã hội.
Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em.
Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu. soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng giáo dục đạo đức HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh
nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.
Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. Cụ thể:
+ Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phịng bệnh, bảo vệ mơi trường…
+ Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.
+ Ngành văn hóa thơng tin: tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa, thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, triển lãm…
+ Đoàn TNCS HCM: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, quản lý HS trong hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn.
+ Ban đại diện CMHS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS. Tóm lại, đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần giáo dục đạo đức cho HS. Nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho giáo dục đạo đức HS.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho HS phải nhiệt tình tâm huyết, hết lịng vì thế hệ trẻ.