Khái quát về Giáo dục và Đào đào thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 46)

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về Giáo dục và Đào đào thành phố Hà Nội

Nếu như cách đây gần 1000 năm, Thăng Long đã có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, thì nay Hà Nội là nơi tập trung 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước, với hơn 330 nghìn HS sinh viên. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tất cả các trường ở Việt Nam đều dùng tiếng Việt.

Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng gấp 13 lần năm học sau giải phóng. Tính bình qn cứ 3 người Hà Nội có một người đang đi học. Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước được công nhận phổ cập xong cấp trung học cơ sở, có một số trường đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật.

Hiện nay, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhất cả nước và cũng là địa phương có nhiều sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các chương trình cải cách và đổi mới.

Chất lượng giáo dục Thủ đô ngày càng được nâng cao và là một trong những địa phương dẫn đầu về số HS đạt giải trong các kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia, quốc tế. Giáo dục đại trà được coi trọng với việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (1990), đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (1999), duy trì tốt cơng tác phổ cập đúng độ tuổi và đang phấn đấu để phổ cập giáo dục trung học, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này.

Xứng tầm với vị thế thủ đô trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, tạo bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giảng dạy, học tập cùng với việc hoàn thành kết nối internet tới gần 100% trường học. Cơng tác kiên cố

hố trường lớp được đặc biệt quan tâm với các dự án cải tạo và xây dựng phòng học, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 20,2% (449 trường).

Trong chặng đường phát triển đã qua ngành GD&ĐT, thành phố Hà Nội đạt được những thành tựu to lớn cả về quy mô phát triển, chất lượng và hiệu quả..., đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước và công cuộc phát triển KT - XH của địa phương, góp phần xây dựng Thủ đơ ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như ý nguyện thiêng liêng của Bác Hồ.

2.1.2. Khái quát về giáo dục Trung học Phổ thơng ngồi cơng lập, thành phố Hà Nội

* Quá trình phát triển của giáo dục Trung học Phổ thơng ngồi cơng lập Hà Nội

- Phát triển số lượng: Từ trường THPT dân lập đầu tiên của Hà Nội ra đời năm học 1998 - 1989 với hơn 200 HS, sau 10 năm đến năm học 1998 - 1999 tồn thành phố đã có 47 trường THPT ngồi cơng lập với trên 20 nghìn HS. Năm học 2001 - 2002 có số trường ngồi cơng lập bậc trung học là 64 trường và sau đó một số trường khơng tuyển sinh được phải giải thể nên số trường giảm dần đến năm học 2004 - 2005 Hà Nội có 55 trường THPT ngồi cơng lập (có 5 trường bán công, 50 trường dân lập; 5 trường có cả 2 cấp THCS và THPT) và đến năm 2011 có tổng số 92 trường ngồi cơng lập với 36.894 HS (có 8.476 HS cấp THCS). Nếu xét về số trường thì cấp THPT năm 2005 có số trường ngồi cơng lập là 134 trường, song số HS chỉ chiếm 27,5% tổng số HS; số này không kể các HS học hệ B ở các trường THPT ngoài cơng lập; nếu tính cả số này thì HS ngồi cơng lập ở Hà Nội chiếm khoảng 58,5% còn cấp THCS các trường ngồi cơng lập chỉ chiếm 4,6% tổng số HS. Tuy vậy kể từ sau khi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội được mở rộng, tình hình kinh tế -chính trị - xã hội có nhiều biến động trong đó có ngành giáo dục nói chung và giáo dục THPT ngồi cơng lập nói riêng, nên tỉ lệ HS giảm, nguyên nhân bởi nhiều vùng miền của Hà Tây cũ kinh tế còn thấp, đời sống của người dân cịn khó khăn, điều kiện học tập ít. Để đảm bảo đáp ứng được

nhu cầu học được nhiều, thành phố đã tăng số lượng lớp học và số lượng tuyển vào trường THPT công lập và giảm tỉ lệ lớp, HS vào các trường THPT ngồi cơng lập.

- Phân bổ mạng lưới và quy mô: Sự phân bổ mạng lưới các trường ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố có sự chênh lệch lớn vì nhiều lý do (một phần do cơ chế cung cầu, một phần do các "Chủ trường" khơng thể tìm thuê được địa điểm những nơi có nhu cầu…). Nơi có mật độ trường đơng nhất là quận Đống Đa, tiếp đến Cầu Giấy, Thanh Xn, tập trung ít ở Thanh Trì, Tây Hồ, Hồn Kiếm. Có huyện chưa có trường ngồi cơng lập như Đan Phượng. Quy mô của các trường cho thấy tỷ lệ trường có quy mô quá nhỏ (không đủ 9 lớp) chiếm 45,5%, trong đó có một số trường quá nhỏ nhiều năm liền chỉ có 2 - 3 lớp (Tây Sơn, Hồng Long, Lam Hồng, Tơ Hiến Thành, Anbe Anhxtanh, Nguyễn Văn Huyên); số trường có quy mơ khá (trên 1.000 HS) chỉ có 12/92 trường (chiếm tỷ lệ 10,9%). Quy mô của trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song vấn đề quy hoạch có vai trị quan trọng; ví dụ trên địa bàn quận Đống Đa có tới 13 trường trung học ngồi cơng lập thì có tới 7 trường q nhỏ (từ 3 đến 8 lớp). Đối với trường ngồi cơng lập, quy mơ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Trường có quy mơ q nhỏ rất khó khăn về kinh phí, nên khơng thu hút được thầy giỏi, không trang bị được CSVC tối thiểu, việc thực hiện quy chế chun mơn cũng rất khó khăn (chưa nói gì đến các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp), do đó chất lượng giáo dục khơng cải thiện được, cũng vì thế mà ngày càng khó thu hút HS vào học… vòng luẩn quẩn này làm cho một số trường không thể phát triển được (nếu khơng có giải pháp đột phá). Nguyên nhân của những hạn chế về mặt phân bố địa bàn và quy mơ có nhiều, song một nguyên nhân quan trọng là thành phố chưa có chiến lược rõ ràng, cụ thể về việc phát triển mạng lưới các trường ngoài cơng lập cùng với các cơ chế, chính sách cụ thể nên nhiều khi sự phát triển cịn mang tính tự phát, cảm tính của những người "Chủ trường".

- Xu thế phát triển của giáo dục THPT ngồi cơng lập trong thời gian tới: Các trường trung học ngồi cơng lập ở Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển tồn diện và đa dạng vì các lý do: Sự mất cân đối giữa nhu cầu học tập của người dân với sự cung ứng của hệ thống trường chất lượng vẫn còn tiếp tục tồn tại lâu dài (hiện ngân sách Thành phố chỉ đủ cấp theo định mức cho 40% hệ thống có nhu cầu học THPT); Nhu cầu học tập của người dân ngày càng đa dạng (đặc biệt là yêu cầu cao về chất lượng), trong khi các trường chất lượng chưa thể đáp ứng đầy đủ; Quá trình mở cửa, hội nhập, đặc biệt là khi nước ta ra nhập WTO, vấn đề mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào phát triển dịch vụ giáo dục là điều tất yếu.

Về chất lượng của các trường hiện có sẽ có sự phân hóa ngày càng rõ: những trường có chiến lược phát triển và đầu tư tốt sẽ có chất lượng giáo dục ngày càng cao, do đó nhanh chóng khẳng định được "thương hiệu" của mình và sẽ ngày một phát triển; ngược lại, những trường khơng có chiến lược phát triển rõ ràng cùng với sự đầu tư phù hợp thì chất lượng sẽ thấp và sẽ dần đi đến giải thể (từ năm 1999 đến năm 2004 đã có 19 trường tự xin giải thể hoặc tạm nghỉ).

Về số lượng: Hiện nay trường ngồi cơng lập theo mơ hình truyền thống đã "bão hịa" do đó về số lượng loại trường này sẽ giảm đi (những trường chất lượng yếu sẽ tự giải thể); tuy vậy, với xu thế mở cửa hội nhập, sẽ xuất hiện thêm một số mơ hình mới với nội dung và phương thức hoạt động mới theo hướng chất lượng cao, do đó các loại cơ sở này sẽ tăng trong những năm tới.

2.1.3. Khái quát về trường Trung học Phổ thông Văn Hiến

Trường THPT Văn Hiến nằm ở khu vực nội đô của Thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những ngôi trường THPT dân lập cịn có nhiều khó khăn thuộc quận Hồn Kiếm, với số lượng HS khơng nhiều, đa phần là con em lao động, bn bán nhỏ trình độ dân trí chưa đồng đều, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn và sự quan tâm chăm sóc con cái chưa nhiều, đầu vào thấp chủ yếu là các em trượt trong kì thi vào các trường THPT cơng lập trên địa bàn hai quận

Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Song trong những năm qua với sự nỗ lực cố gắng của tập thể GV và HS nhà trường ngày càng giành được sự tin tưởng của CMHS, tỉ lệ xét tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt 97% đến 100%; tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 60 % trong tổng số HS ra trường.

* Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:

Tổng số cán bộ GV, nhân viên: 52 người trong đó bao gồm 12 nam, 40 nữ. Trình độ: 42 GV đạt chuẩn (trình độ đại học), 10GV trên chuẩn (trình độ thạc sĩ và tiến sĩ).

Độ tuổi:

Trên 50: 15 GV chiếm 28.9 % Từ 30 đến 49: 25 GV chiếm 48.1 % Dưới 30: 12 GV chiếm 23 %

Thực hiện tốt nghị quyết ngành giáo dục, chống bệnh thành tích, chống gian lận trong thi cử.

Khơng ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, thực hiện nghiêm chỉnh dạy theo phân phối chương trình và văn bản chỉ đạo giảm tải.

Phong trào hội giảng, hội giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, thanh tra định kỳ được duy trì làm tốt; tổng số tiết dự giờ của BGH năm học 2015 - 2016 là 142 tiết, số tiết dự giờ của GV là 640 tiết trong đó tiết dạy loại giỏi chiếm trên 64.8%.

Thực hiện các tiêu chí của nhà trường trong việc phấn đấu “nhà giáo

mẫu mực”. GV thực hiện tốt qui dịnh hành nghề của sở, phòng GD&ĐT.

* Đội ngũ học sinh:

Tổng số HS:542 trong đó số HS nữ là 222 em, HS nam là 320 em Tổng số lớp: 13 trong đó khối 10 là 4 lớp, khối 11 là 5 lớp, khối 12 là 4 lớp. Hàng năm số HS tốt nghiệp ra trường là 98%, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 60 %.

Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS những năm học gần đây được thể hiện trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Bảng kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh trường THPT Văn Hiến

Năm học

Hạnh kiểm (%) Học lực (%)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu, kém 2011 - 2012 44 46 9 1 3 24 45 8 2012 - 2013 52.5 37 9.5 1 4 30 49 17 2013 - 2014 62.55 32.24 5.21 0 6.83 33.03 44.83 15.31 2014 - 2015 62.96 32.99 4.05 0 5.92 34.35 46.87 13.03 2015 - 2016 61 33.65 5.35 0 5.12 36 46.43 12.45

* Hoạt động giáo dục tư tưởng:

Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị ln được quan tâm, coi trọng. Chi bộ nghiêm túc, nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết 29 Hội nghị trung ương lần thứ 8 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố XIV, chỉ thị nghị quyết của ngành giáo dục. Tổ chức tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà đội ngũ GV thêm kiên định, lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức được nâng cao.

* Cơ sở vật chất:

Tổng diện tích nhà trường: 585 m2

Số phòng học: 10 phòng, đảm bảo ánh sáng, bàn ghế, bảng chống lóa. Thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập (máy chiếu, máy vi tính, máy quét, máy in, tivi, đầu đĩa, cassette, đàn organ, tủ lưu trữ…).

* Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn:

Nền nếp làm việc ngày càng đi vào ổn định, có kế hoạch, đại bộ phận GV có nhận thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phong cách làm việc và giảng dạy.

Được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, những khó khăn bao gồm: Điều kiện dạy học chưa được đảm bảo, thiếu tất cả các phòng học bộ mơn, sân bãi phịng tập. Do địa điểm còn đi thuê nên các hoạt động tập thể đều đi thuê để tổ chức trang trọng và độc lập hơn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Số HS trong trường không nhiều. Đại bộ phận cha mẹ HS làm nghề tự do, bn bán nhỏ, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái.

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông Văn Hiến thông Văn Hiến

2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh * Về nhận thức: * Về nhận thức:

Để tìm hiểu về nhận thức của HS về phẩm chất đạo đức cần được giáo dục này tác giả đã tiến hành điều tra đối với 250 em HS trường THPT Văn Hiến với câu hỏi: “Em hãy cho biết ý kiến của mình về các phẩm chất đạo đức

cần được giáo dục cho HS hiện nay?”. Kết quả thu được được thể hiện cụ thể

bằng bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức

TT Các phẩm chất Mức độ đánh giá X Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng 1 Lập trường chính trị 25 35 190 1.34

2 Lịng hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà, thầy

3 Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật,

thực hiện nội quy trường lớp 105 135 10 2.38 4 Lòng yêu thương quê hương đất nước 195 52 3 2.77 5 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường 35 185 30 2.02 6 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè 205 40 5 2.80

7 Tình bạn, tình yêu 145 40 35 2.20

8 Động cơ học tập đúng đắn 195 25 30 2.66

9 Tính tự lập, cần cù, vượt khó 165 45 40 2.50 10 Lòng tự trọng trung thực, dũng cảm 185 60 2 2.71 11 Khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán 135 100 15 2.48 12 Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của 125 100 25 2.40

13 Ý thức tuân thủ pháp luật 195 45 10 2.74

14 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng 196 45 9 2.75 15 Yêu lao động, quý trọng người lao động 145 90 15 2.52

16 Tinh thần lạc quan yêu đời 205 40 5 2.80

17 Ý thức tự phê bình và phê bình 135 102 13 2.49

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 cho thấy, nhận thức của HS về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục HS hiện nay. Trong các phẩm chất đạo đức đó, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng. Hầu hết các phẩm chất được đánh giá ở mức quan trọng với điểm TB cao hầu hết là trên 2.00. Như vậy các em HS có nhu cầu lớn trong quá trình giáo dục đạo đức ở nhà trường.

Trong đó những phảm chất “Tính tự lập, cần cù, vượt khó”, “Động cơ học

tập đúng đắn” và “Lịng hiếu thảo với cha mẹ, ơng bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè”

được các em quan tâm hàng đầu. Với mức điểm TB từ 2.7 trở lên.

Tuy nhiên những phẩm chất như “Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi

luật, thực hiện nội quy trường lớp”, “ “Ý thức tự phê bình và phê bình” để tiến bộ

thì HS ít quan tâm hơn với mức điểm TB dưới 2.4.

Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho HS những phẩm chất cần thiết cho một cơng dân, nhưng chưa tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)