Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá thành quả học tập trong quá trình đào tạo tại học viện an ninh nhân dân (Trang 49 - 54)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá trong quá trình đào tạo

1.4.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đánh giá

1.4.1.1. Quản lý, quản lý nhà trường a) Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu đời, sử gia Daniel A. Wren đã nói “Quản lý cũng xưa cũ như chính con người vậy”, tuy nhiên khoa học về quản lý thì c n rất non trẻ, sự hình thành về lý thuyết quản lý tập trung chủ yếu từ cuối thế kỉ XX, thập niên đầu của thiên niên kỉ mới, từ đó xuất hiện những kiến giải mới, trào lưu mới. Mọi hoạt động trong xã hội đều cần được quản lý. Quản lý được coi là khoa học và nghệ thuật của việc tổ chức, điều khiển mọi hoạt động cũng như quan hệ của mọi hệ thống cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Quản lý là một khái niệm rộng được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực thì cũng có bấy nhiêu hình thức quản lý. Lý luận về quản lý đa dạng và phổ quát nên cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nó.

Charles Babbage (1792 - 1871) là người đầu tiên đề xuất phư ng pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý, quan tâm tới mối quan hệ giữa người quản lý với người bị quản lý. Các ý tưởng trên thực tế trở thành một học thuyết nhờ đóng góp của Ferdrick Winslow Taylor (1856 - 1915) người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học, ông cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”.

Trong các bài giảng của mình, Đặng Quốc Bảo cho rằng: Bản chất của hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới. Quản lý = Quản + Lý; Trong

đó: Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định; Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển [12].

Từ những khái niệm, tư tưởng, các lý thuyết nêu trên, có thể định nghĩa: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [12].

b) Khái niệm quản lý nhà trường

Nhà trường là một c sở giáo dục, là n i tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo con người theo yêu cầu xã hội. Trong nhà trường diễn ra các hoạt động giáo dục toàn diện và quá trình quản lý giáo dục, trong đó hoạt động dạy học và quản lý dạy học là trung tâm.

Năm 1956, lần đầu tiên xuất hiện cuốn “Quản lý trường học” (Skolovedenie) của A. Pôpốp, một nhà hoạt động sư phạm và quản lý giáo dục của Liên Xô cũ đã ghi dấu ấn như một tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên về quản lý giáo dục [17].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu đã xác định” [7].

Quản lý nhà trường là tác động tự giác (có ý thức, mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (GV, người học, nhân viên, các bên liên quan…) và huy động, sử dụng có mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm đưa hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

1.4.1.2. Khái niệm quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học và quản lý hoạt động đánh giá thành quả học tập

a) Quản lý hoạt động đánh giá trong dạy học

Dạy học là một trong những hoạt động trung tâm của nhà trường, trong đó ĐG là yếu tố quyết định tới chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình tư ng tác và thống nhất giữa hoạt động (dạy và

học) của GV và SV, qua đó nhiệm vụ dạy học được thực hiện. Như vậy, quản lý hoạt động ĐG trong dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý với các biện pháp phù hợp với đặc trưng của quá trình dạy học và ĐG theo định hướng năng lực, phù hợp với đặc thù của đối tượng và môi trường dạy học, tạo mọi điều kiện để các hoạt động ĐG diễn ra theo đúng quy luật khách quan để tiến tới mục tiêu giáo dục một cách tốt nhất.

b) Quản lý hoạt động đánh giá thành quả học tập

Thành quả học tập: sự tiến bộ trong quá trình học tập và KQHT sau một giai đoạn; ĐG TQHT là q trình thu thập và xử lý thơng tin từ hoạt động học tập của người học, so sánh với mục tiêu đã đề ra nhằm xác nhận thành quả học tập của người học sau một thời gian nghiên cứu, học tập và cung cấp thông tin phản hồi đến người học đồng thời giúp cải thiện việc dạy và học để đạt kết quả tốt h n.

Đánh giá TQHT là một trong những hoạt động quan trọng của trường đại học, nó có vai tr quan trọng trong việc xác nhận thành quả học tập của người học cũng như giúp người học nâng cao chất lượng học tập, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, quản lý hoạt động ĐG TQHT trong GDĐH nói chung và trong trường đại học nói riêng là tất yếu và đây được coi là chức năng quản lý c bản của trường đại học.

Trên c sở lý luận về quản lý kết hợp với lý luận về ĐG, ta có thể đưa ra khái niệm về quản lý ĐG TQHT như sau: Đó là việc thực hiện các hoạt động

lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra quá trình ĐG TQHT đạt các tiêu chí như quy chuẩn, tính khách quan, tính tồn diện, tính hệ thống, tính xác nhận và tính phát triển... nhằm đánh giá chính xác thành quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.

Có thể nói rằng, quản lý hoạt động ĐG TQHT có vai tr quan trọng trong quản lý chất lượng của một trường đại học. Hoạt động ĐG được quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì mục tiêu của quản lý hoạt

động ĐG là ĐG chính xác thành quả học tập của người học, cung cấp thông tin phản hồi giúp cho người học điều chỉnh hoạt động học, không những thế thông tin phản hồi c n giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy, giúp nhà quản lý ĐG chất lượng chư ng trình đào tạo để có những điều chỉnh hợp lý.

Có thể mơ tả các yếu tố của quản lý ĐG TQHT như sau:

- Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới tồn bộ hoạt động ĐG và cơng tác quản lý hoạt động ĐG. Nhận thức đúng đắn của các nhà quản lý về vai tr , ý nghĩa của cơng tác ĐG nói chung và ĐG TQHT nói riêng sẽ giúp người quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, sẽ có tác động tích cực đến tồn bộ q trình ĐG tại nhà trường. Đồng thời, những GV, SV có nhận thức đúng đắn về vai tr , ý nghĩa của hoạt động ĐG TQHT sẽ giúp người học có những hành động đúng, ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí là có những tác động tiêu cực. Điều này tạo ra rào cản lớn cho người quản lý trong việc quản lý hoạt động ĐG.

- Yếu tố trung tâm của QL hoạt động ĐG TQHT là quá trình ĐG được tiến hành theo một quy trình từ xác định mục tiêu học tập hay chuẩn đầu ra, xác định phư ng pháp ĐG, sử dụng các phư ng pháp ĐG để thu thập và xử lý thông tin về việc học của người học đến thông báo thành quả và cung cấp thông tin phản hồi để cải tiến việc dạy và học. Quản lý hoạt động ĐG phải theo sát toàn bộ các khâu trong quy trình ĐG. Mỗi khâu được quản lý tốt thì cả quá trình mới đạt được thành quả tốt.

Quy trình ĐG TQHT là công việc hết sức cụ thể do GV và SV thực hiện trực tiếp nhằm mục đích đo lường thành quả học tập của SV và giúp SV nâng cao chất lượng học tập. Trong đó mục tiêu học tập và phư ng pháp ĐG ở mức độ chư ng trình được thiết kế và quy định thống nhất, c n mục tiêu học tập và phư ng pháp ĐG ở mức độ môn học phải do GV hoặc một nhóm GV cùng giảng dạy mơn học xác định và đảm bảo tính thống nhất, đảm bảo

độ tin cậy, độ giá trị và tính cơng bằng của ĐG.

Đối với ĐG TQHT, trên c sở mục tiêu của mơn học, của chư ng trình, GV cùng SV thực hiện tồn bộ quy trình ĐG với các mục tiêu trung gian và các phư ng pháp ĐG phù hợp với các thiết kế chung ở mức độ mơn học cũng như chư ng trình đào tạo. Để thực hiện những công việc này, GV và SV phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, quy chế do các cấp có thẩm quyền ban hành.

Hình 1.1. Quy trình quản lý hoạt động ĐG TQHT

- Chủ thể quản lý là người lãnh đạo (người đề ra c chế, phê duyệt chính sách, quy chế, quy định về ĐG, quyết định phân bổ nguồn lực phục vụ ĐG, chỉ đạo tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra) và CBQL chuyên trách (vừa quản lý công việc của CBQL cấp dưới, của GV, của người học thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra nhưng cũng vừa thực hiện trực tiếp những công việc do người lãnh đạo phân công).

- Đối tượng bị quản lý: CBQL chuyên trách với các công việc như soạn thảo văn bản, lập danh sách SV dự thi, xếp lịch thi, xếp ph ng thi, sao đề thi, tổ chức coi thi, tổ chức chấm thi, nhập điểm, quản lý điểm, thông báo điểm,…; GV với các công việc chủ yếu là xác định mục tiêu môn học, lựa chọn phư ng pháp ĐG, ra đề, chấm thi, cung cấp thông tin phản hồi cho

người học và người học là đối tượng bị ĐG); người học vừa là đối tượng bị quản lý vừa là đối tượng bị ĐG nhưng theo xu hướng hiện nay, người học cũng cần được xem là chủ thể ĐG đối với kiến thức, kỹ năng của chính mình cũng như của người học khác. Vì vậy, người học cần được trang bị kỹ năng ĐG và tự ĐG, người quản lý cần quan tâm tạo điều kiện giúp người học chủ động chứ không bị động trong ĐG.

- Môi trường và điều kiện của quản lý hoạt động ĐG, đó là xã hội, hệ thống GDĐH, trường đại học, trang thiết bị, thời gian, khơng gian, kinh phí,... và cần thiết phải xem xét quản lý ĐG trong bối cảnh của xã hội nói chung và của hệ thống GDĐH nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá thành quả học tập trong quá trình đào tạo tại học viện an ninh nhân dân (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)