3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá thành quả học tập
3.2.3. Tổ chức xây dựng quy trình đánh giá cho các môn học và
quy trình đánh giá
Bƣớc 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Hoạt động 1. Xác định thực trạng về việc xây dựng quy trình ĐG ở các bộ mơn của GV.
Trên c sở khảo sát thực trạng về tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình ĐG KQHT của người học. Cho thấy có một số GV thực hiện
chưa đúng quy trình ĐG hoặc thực hiện quy trình ĐG khơng thống nhất trong cùng đ n vị giảng dạy. Việc thực hiện các khâu trong quy trình ĐG chưa đảm bảo chất lượng do đó sự tác động từ kết quả ĐG đến học tập và giảng dạy của GV chưa cao.
Hoạt động 2. Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt
- Thống nhất thực hiện quy trình ĐG TQHT của người học trong cùng một bộ môn, đội ngũ cán bộ GV nắm vững quy trình ĐG.
- Thực hiện các bước, các khâu trong hoạt động ĐG đảm bảo chất lượng giúp cho đội ngũ GV thu được các thơng tin chính xác về tình trạng học tập của người học và có những biện pháp bổ sung, điều chỉnh hoạt động dạy. Người học có những thơng tin giúp cho bản thân tự ĐG được chất lượng học tập của mình và đó là c sở để người học điều chỉnh hoạt động học tập cho phù hợp.
- Thực hiện quản lý hoạt động ĐG có hiệu quả, phát huy vai tr và trách nhiệm của đội ngũ GV và SV trong việc tham gia vào hoạt động ĐG và tự ĐG TQHT của người học.
Hoạt động 3. Xác định các hoạt động cần thực hiện tương ứng với mục tiêu đặt ra
- Từng bộ môn tổ chức xây dựng kế hoạch ĐG lồng ghép trong kế hoạch hoạt động chuyên môn.
- Xác định và thống nhất các nguồn thu thập thơng tin về tình hình học tập của người học.
- Thống nhất phư ng thức xử lý và lưu trữ các thơng tin định tính về thái độ, năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng và trình diễn…
- Thống nhất nội dung chủ đề kiểm tra theo từng chư ng, hình thức kiểm tra theo từng bộ môn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại đ n vị.
- Thống nhất thời gian cách chấm điểm, viết lời phê, trả bài, nhận xét, cách công bố TQHT đảm bảo phù hợp với đối tượng, điều kiện hoàn cảnh của đ n vị và sử dụng điểm số của các bài kiểm tra phải tuân thủ theo các bước:
Bước 1: Chấm bài
Duyệt biểu điểm trước khi tiến hành kiểm tra và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình chấm bài, Mọi điểm số phải phù hợp với biểu điểm.
Bước 2: Viết lời phê
Lời phê được viết cho từng bài kiểm tra và phải có các nội dung sau: • Sự tiến bộ (hay ngược lại) so với lần kiểm tra trước.
• Những sai sót mắc phải trong lần kiểm tra này. • Hướng khắc phục.
Bước 3: Trả bài, nhận xét
Người dạy trực tiếp trả bài cho từng người học và có những nhận xét riêng về ưu, nhược điểm của người học đó.
Bước 4: Quy định cách cơng bố và sử dụng điểm số
Về nguyên tắc chỉ có 2 người được biết điểm số: người học và người dạy. Nghiêm cấm hỏi điểm của người khác.
- Thống nhất hình thức thể hiện việc thực hiện bổ sung, điều chỉnh phư ng pháp giảng dạy cho phù hợp và đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục.
Hoạt động 4. Xác định các nguồn lực thực hiện
- Nguồn lực cán bộ: Lực lượng cán bộ cốt cán là GV c hữu của đ n vị kết hợp thêm lực lượng GV hợp đồng thỉnh giảng tham gia vào quá trình thực hiện.
- Nguồn tài chính thực hiện theo nguồn ngân sách được chi cho hoạt động chuyên môn hàng năm.
- CSVC là những điều kiện hiện có tại đ n vị.
Hoạt động 5. Trình bày dự thảo kế hoạch
Kế hoạch trên được triển khai trước toàn thể cán bộ GV trong đ n vị, tổ chức lấy ý kiến đóng góp bổ sung nếu có trước khi đưa vào thực hiện.
Bƣớc 2. Tổ chức thực hiện
- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động ĐG TQHT của người học trong Học viện. - Tổ chức phân công, giao trách nhiệm cho các tổ trưởng bộ môn, về hoạt động ĐG TQHT của bộ môn.
+ Trách nhiệm xây dựng kế hoạch ĐG TQHT của người học. + Trách nhiệm xây dựng quy trình ĐG TQHT của bộ mơn.
+ Trách nhiệm tổ chức thống nhất toàn bộ GV trong tổ nắm vững quy trình và thực hiện theo đúng quy trình.
- Ban chỉ đạo tổ chức học tập quy chế tổ chức ra đề, thi kiểm tra, chấm, chữa bài.
- Chọn một bộ môn thực hiện thử nghiệm ĐG TQHT của một lớp người học sau một chư ng học.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau đó triển khai nhân rộng với các bộ mơn khác, có sự mềm dẻo trong việc áp dụng với từng bộ môn khác nhau.
Bƣớc 3. Chỉ đạo thực hiện
Trên c sở nắm rõ thực trạng về nhận thức của đội ngũ GV và người học về hoạt động ĐG TQHT của SV đồng thời chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đưa ra giải pháp khắc phục thực trạng. Ban Giám đốc chỉ đạo các nhóm chun mơn và các cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm và tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo tổ trưởng thực hiện việc xây dựng kế hoạch ĐG trong từng bộ môn sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp với tiến độ chư ng trình.
- Chỉ đạo tổ chun mơn thực hiện xây dựng quy trình ĐG sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, đặc thù bộ mơn và điều kiện CSVC hiện có của đ n vị và thống nhất trong toàn thể cán bộ GV cụ thể như:
+ Chỉ đạo xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi đảm bảo có tính bao qt mục tiêu bài dạy và có giá trị phân loại, ĐG được năng lực người học.
+ Chỉ đạo việc xây dựng ma trận đề, đề kiểm tra đảm bảo khách quan, đúng quy trình.
+ Chỉ đạo thực hiện tổ chức thi, kiểm tra đảm bảo đúng quy chế.
+ Chỉ đạo công tác chấm bài, chữa bài, nhận xét KQHT của người học chính xác, khách quan, cơng bằng.
+ Chỉ đạo công tác bổ sung kiến thức cho người học c n thiếu, điều chỉnh phư ng pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Chỉ đạo công tác tổ chức ĐG, rút kinh nghiệm về hoạt động ĐG TQHT của người học trong từng học kỳ, năm học và từng giai đoạn đảm bảo có hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.
Bƣớc 4. Kiểm tra, ĐG kết quả thực hiện theo kế hoạch
Ban thanh tra của Học viện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch của các thành viên Ban chỉ đạo, các tổ chuyên môn, của lực lượng GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Kiểm tra kế hoạch ĐG của bộ môn đảm bảo phù hợp với đối tượng, tiến trình của bộ mơn.
- Kiểm tra việc thống nhất thực hiện quy trình ĐG của GV trong từng bộ mơn.
- Kiểm tra q trình thực hiện từng bước trong quy trình ĐG của đội ngũ GV của từng bộ mơn đảm bảo chính xác, cơng bằng, nghiêm túc, đúng quy chế.
- Kiểm tra công tác quản lý, giúp đỡ của tổ trưởng bộ môn với đội ngũ GV về hoạt động ĐG TQHT của người học.
- Kiểm tra công tác tổ chức rút kinh nghiệm của bộ môn về hoạt động ĐG TQHT của người học.
- Đề xuất phư ng án phê bình, kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm nội quy, quy chế những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
- Đề xuất hình thức khen thưởng đối với những tổ nhóm chun mơn thực hiện tốt, có kết quả tốt thể hiện rõ trong q trình giảng dạy và giáo dục SV.