1.3. Quá trình đào tạo bậc đại học và hoạt động đánh giá trong quá
1.3.2. Các hình thức đánh giá trong quá trình đào tạo
Trong hệ thống tín chỉ, một giờ tín chỉ được thực hiện dưới hình thức nào (lý thuyết, thực hành, tự học) cũng bao hàm thời gian tự học của SV.
1 giờ tín chỉ lý thuyết = 1 tiết học trên lớp + 2 giờ tự học 1 giờ tín chỉ thực hành = 2 giờ học trên lớp + 1 giờ tự học 1 giờ tín chỉ tự học = 0 tiết học trên lớp + 3 giờ tự học
Từ việc triển khai các giờ tín chỉ ở trên, ta thấy có hai hình thức tổ chức dạy học trong hệ thống tín chỉ đó là:
- Hình thức tổ chức dạy học trên lớp tiết học trên lớp: GV tổ chức cho SV học lý thuyết, thực hành trên lớp theo các hình thức diễn giải, seminar, làm việc nhóm, thực hành, thí nghiệm,… với các phư ng pháp, phư ng tiện tư ng ứng. Làm việc nhóm, seminar phải được xem là hình thức tổ chức dạy học bắt buộc sau các giờ lý thuyết, các giờ thí nghiệm
- Hình thức tổ chức tự học: SV tự học, tự nghiên cứu theo sự hướng dẫn của GV. Việc tự học phải đạt được các yêu cầu mà GV quy định.
Rõ ràng, trong ba loại giờ tín chỉ thì hai loại giờ tín chỉ là lý thuyết và tự học có số giờ tự học lớn h n số giờ học trên lớp, trong hầu hết các chư ng trình đào tạo thì số giờ tín chỉ lý thuyết thường lớn h n số giờ tín chỉ thực hành, điều này có nghĩa là hình thức tổ chức dạy học ở nhà chiếm ưu thế h n hình thức tổ chức dạy học trên lớp, trong dạy học theo hệ thống tín chỉ, hình thức tổ chức dạy học ở nhà là hình thức tổ chức dạy học quan trọng và cần được quan tâm thích đáng. Hình thức tổ chức dạy học ở nhà được xem là hình thức tổ chức dạy học chính thức (cần được xếp vào thời khóa biểu), được dạy, học, ĐG như các hình thức tổ chức dạy học khác. Ngồi ra, trong hai hình thức tổ chức dạy học ở trên, mọi hình thức tổ chức dạy học lại được triển khai theo những phư ng pháp khác nhau, bằng những phư ng tiện và công nghệ dạy học khác nhau tạo ra sự đa dạng về các biểu hiện của các hình thức tổ chức dạy học.
Các giờ lí thuyết bao gồm: giờ lên lý thuyết định hướng, lý thuyết – vấn đề, lý thuyết - tư vấn, lý thuyết tổng kết
Người dạy thường tiến hành ĐG trong giờ lý thuyết như sau:
Kiểm tra ĐG thường xuyên diễn ra trong quá trình giảng bài, trong phạm vi tiết học. Người dạy dùng các câu hỏi/ đáp, các bài kiểm tra ngắn dưới dạng viết, các tr ch i…
Kiểm tra miệng/vấn đáp được tiến hành vào đầu mỗi tiết học
Kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra này được tiến hành dưới dạng viết, mục đích là để ĐG mức độ đạt mục tiêu học tập của người học sau một đ n vị nội dung nhất định (thường sau 2 - 3 bài).
Kiểm tra 45 phút, thường được tiến hành dưới dạng viết, sau khi học xong một chư ng hay một nội dung tư ng đối hoàn chỉnh. Loại bài kiểm tra này thường ứng với các mục tiêu nhận thức cao h n như khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp.
- Các giờ thực hành và các hình thức ĐG trong giờ thực hành
Thực hành (theo từ điển Việt nam) là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế. Có thể nói chất lượng của hoạt động dạy học thực hành góp phần quyết định chất lượng SV sau khi ra trường. Dạy học thực hành giúp cho SV được tiếp thu tri thức một cách cụ thể nhất để từ đó họ có khả năng vận dụng tri thức vào thực tế.
Ngoài các kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Dạy học thực hành hình thức chủ yếu là các bài luyện tập hoặc các tình huống được GV xây dựng mơ phỏng sát với thực tế, được tổ chức hướng dẫn cho người học thực hiện trên các phư ng tiện, thiết bị kĩ thuật, mục đích của học thực hành là hình thành nên hệ thống kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn, năng lực thực hành theo mục tiêu đào tạo tư ng ứng. Dạy học thực hành có thể tiến hành trên lớp, ngoài thực địa, ph ng thí nghiệm, xưởng trường, ph ng học chuyên dùng, trung tâm huấn luyện thực hành,…
- Các giờ tự học, tự nghiên cứu và các hình thức ĐG giờ tự học
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Tự học là học một cách tự động”. Người đã từng khuyên: “Phải biết tự động học tập” [19].
Tự học là q trình tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của chính bản thân người học. Nhờ có tự học, người học mới thực hiện nắm vững tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn.
Tự học ở bậc đại học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục và tự giáo dục. Khả năng tự học, hay năng lực học suốt đời được các nhà nghiên cứu xem là một trong những năng lực quan trọng nhất, là chìa khóa vàng giúp mỗi người gặt hái sự thành công trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi nào GV giúp mỗi học sinh thấu hiểu “triết lí” mình học để làm gì? Có mục tiêu học tập rõ ràng, có chiến lược học phù hợp hiệu quả, cụ thể học như thế nào/học bằng cách nào? Tìm được phư ng pháp/cách thức/thủ thuật học thích hợp, có động c học tập… có khả năng tự giám ĐG q trình học. Đây cũng chính là những thành phần quan trọng nhất của năng lực tự học cần được ĐG.
- Các hình thức ĐG hết học phần.
Hình thức kiểm tra học phần, thời điểm kiểm tra học phần, thời lượng làm bài kiểm tra học phần, lịch kiểm tra học phần được quy định trong Đề cư ng chi tiết của học phần và GV có trách nhiệm thơng báo đến SV trong buổi học đầu tiên của học phần. Việc tổ chức cho SV làm bài kiểm tra học phần theo đúng thời gian đã thông báo cho SV, mỗi SV có ít nhất một bài kiểm tra hết học phần.
Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, thi trên máy tính, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên, thi thực hành. Trưởng Bộ môn đề nghị, Hiệu trưởng phê duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
Bài thi kết thúc học phần là loại bài ĐG tổng kết nhằm ĐG một cách toàn diện mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng, kể cả kĩ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, phê phán của người học sau một học kì hay cả năm học.