Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

1.3.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội

Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động của nhà trƣờng phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nƣớc và của địa phƣơng. Phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phƣơng và của cả nƣớc. Đƣa những thực tiễn đó vào những giờ học trên lớp, vào những tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, … để giáo dục học sinh.

+ Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

Dìu dắt trong tập thể: Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội hay một tập thể Sao Nhi đồng có tổ chức, có sự đồn kết nhất trí thì sức mạnh của dƣ luận tích cực sẽ góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Giáo dục bằng sức mạnh tập thể: Những phẩm chất tốt đẹp nhƣ tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình bạn, tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi ngƣời bao giờ cũng do giáo dục trong tập thể mà hình thành.

Giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể: Chúng ta biết rằng hành vi đạo đức của học sinh dựa trên những động cơ kích thích bên trong, nhƣng sức mạnh đạo đức lại dựa trên dƣ luận xã hội, dƣ luận tập thể . Vì vậy vai trị của tập thể là làm nảy nở, khuyến khích, phát huy những động cơ kích thích bên trong.

+ Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh

Chúng ta biết rằng đạo đức khác pháp luật ở chỗ nó dựa trên những động cơ kích thích bên trong chứ không phải bằng những cƣỡng bức bên

ngồi. Do đó phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh. Hơn nữa, mục đích giáo dục là đào tạo ra những con ngƣời làm chủ tập thể, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục tình thƣơng, do đó khơng thể chấp nhận đƣợc lối giáo dục cƣỡng bức, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thƣơng học sinh sâu sắc, không thể làm việc qua loa hoặc làm cho xong bất cứ công việc nào. Mọi đòi hỏi đối với học sinh cần phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu và tự giác thực hiện.

+ Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ƣu điểm là chính, trên cơ sở đó khắc phục khuyết điểm

Ngun tắc này dựa trên đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là thích đƣợc khen, thích đƣợc thầy cô, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ƣu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức mà khơng lấy việc phát huy ƣu điểm lại nhấn vào khuyết điểm, ln nêu cái xấu, mặt chƣa tốt thì dễ đẩy học sinh vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, tự trọng, thiếu sức vƣơn lên. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh, dù chỉ là những thành tích nhỏ. Dùng những gƣơng tốt của học sinh trong trƣờng và những gƣơng tốt khác để giáo dục học sinh.

+ Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với các em

Muốn xây dựng nhân cách học sinh phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên các em khơng ngừng phấn đấu vƣơn lên làm tốt mọi nhiệm vụ. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em. Trong cơng tác giáo dục đạo đức địi hỏi giáo viên phải có tình thƣơng u đối với học sinh nhƣng phải nghiêm. Chỉ thƣơng mà không nghiêm học sinh dễ bị nhờn mặt. Nghiêm mà khơng thƣơng thì các em dễ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tƣ, tình cảm của mình, nhƣ thế sẽ

không thể uốn nắn tƣ tƣởng, xây dựng tình cảm đúng đắn.

+ Giáo dục đạo đức phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm hoàn cảnh, cá nhân học sinh

Đặc điểm lứa tuổi tiểu học là hoạt động nhận thức thiên về cảm tính, trực quan, giàu cảm xúc, hiếu động, hay bắt chƣớc, dễ thích nhƣng cũng dễ chán. Do đó giáo viên phải chú ý những đặc điểm này để có hình thức, biện pháp thích hợp. Hơn nữa cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của học sinh. Bên cạnh đó cần phải có những biện pháp thích hợp chứ khơng đối xử đồng loạt nhƣ nhau, với mọi học sinh. Vì nhƣ vậy việc giáo dục sẽ đem lại hiệu quả thấp, thậm chí có thể có những hậu quả tai hại. Do đó giáo viên phải gần gũi, sâu sát học sinh, nắm chắc hồn cảnh từng em để có những biện pháp giáo dục thích hợp.

+ Giáo viên phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hƣởng giáo dục đối với học sinh

Kết quả công tác giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của giáo viên. Sách đạo đức dù tốt đến đâu, lời dạy bảo của thầy cô giáo dù hay đến đâu, phƣơng pháp sƣ phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thể thay thế đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp từ nhân cách ngƣời thầy. Cũng cần phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa thành viên trong nội bộ nhà trƣờng, sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

+ Thực hiện giáo dục đạo đức học sinh bằng các phƣơng pháp phù hợp

Phƣơng pháp thuyết phục: Để tác động vào lý trí, tình cảm của học sinh, để xây dựng niềm tin đạo đức giáo viên giảng giải về đạo đức thông qua các môn học, các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dƣới cờ, … hàng tuần. Nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, trò chuyện với học sinh để khuyến khích, động viên những hành vi, cử chỉ đạo đức tốt hoặc khuyên bảo, uốn nắn những mặt chƣa tốt. Trò chuyện đạt kết quả

cao nếu nhƣ khơi gợi đƣợc tình cảm học sinh.

Phƣơng pháp rèn luyện: Giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm rèn luyện thói quen đạo đức, nhận thức và tình cảm đạo đức thành hành động thực tế. Rèn luyện đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trƣờng nhƣ: dạy học trên lớp, thông qua lao động, hoạt động xã hội, đoàn thể, sinh hoạt tập thể. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trƣờng là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vƣơn lên trở thành ngƣời có đạo đức tốt. Vì vậy cần tổ chức tốt các phong trào thi đua, động viên đông đảo học sinh tích cực tham gia phong trào. Rèn luyện bằng cách chuyển hƣớng các hoạt động: từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm ham hoạt động của học sinh và đƣợc dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hƣ tật xấu nào đó bằng cách gây cho các em hứng thú đối với một hoạt động mới, bổ ích.

Phƣơng pháp thúc đẩy: Để xây dựng đạo đức cho học sinh giáo viên phải dùng những tác động có tính chất “bắt buộc bên ngồi” cũng những “động cơ kích thích bên trong” để điều chỉnh, khuyến khích các em. Những nội quy, quy chế trong nhà trƣờng vừa là những yêu cầu đối với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất “mệnh lệnh” địi hỏi các em tuân theo và thực hiện hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trƣờng. Tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân các em vƣơn lên và khuyến khích các em khác noi theo. Phê phán những khiếm khuyết của học sinh là tác động có tính chất bắt buộc đến danh dự và lòng tự trọng của cá nhân để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm. Xử phạt là công việc bất đắc dĩ giáo viên phải làm và đó khơng phải là biện pháp tích cực, do đó phải thận trọng. Điều quan trọng là khi xử phạt phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt là sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm. Khi xử phạt phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhƣng khơng nên có lời nói, cử chỉ thơ bạo đối với

học sinh, càng không đƣợc xử phạt bằng đánh đập, sỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.

+ Thực hiện giáo dục đạo đức thông qua lao động

Trong trƣờng tiểu học có hai hình thức lao động: lao động tự phục vụ và lao động cơng ích. Dù bất kỳ hình thức nào cũng phải đảm bảo tính chất giáo dục của lao động. Giáo viên cần chú trọng:

Giáo dục đầy đủ mục đích ý nghĩa của lao động cho học sinh.

Tổ chức lao động chặt chẽ, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng học sinh. Quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt đƣợc.

Phát huy tinh thần tự quản của học sinh. Đảm bảo kỷ luật, trật tự, khơng khí vui tƣơi. Đảm bảo an tồn, vừa sức, vệ sinh.

+ Thực hiện giáo dục đạo đức thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể

Hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể là những hoạt động có nhiều thuận lợi để giáo dục, rèn luyện học sinh trong thực tế, có tác động trực tiếp đến việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho các em. Thông qua các hoạt động này sẽ rèn luyện cho các em thói quen, hành vi tốt. Do đó phải có kế hoạch cụ thể và quan tâm tổ chức tốt, cân đối các hoạt động này.

+ Xây dựng môi trƣờng tốt để giáo dục đạo đức

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh là: cảnh quan sƣ phạm. Làm sao để nhà trƣờng mang yếu tố giáo dục: Môi trƣờng học thân thiện. Làm sao cho toàn bộ khung cảnh nhà trƣờng đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với tất cả học sinh.

Ngoài khung cảnh vật chất, cần phải tạo ra một bầu khơng khí giáo dục trong tồn trƣờng và từng lớp học. Hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trƣờng, biểu hiện qua:

Nền nếp lớp: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc, …

lạc hậu, có phong trào thi đua sơi nổi và đúng thực chất.

Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trƣờng: giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò. Trong các mối quan hệ phải đúng mực, hài hòa. Giáo viên phải thƣơng yêu, tôn trọng học sinh, không đánh đập, sỉ nhục, mỉa mai, chế giễu, áp bức, dọa nạt, thiên vị hay thành kiến đối với học sinh. Học sinh không hỗn xƣợc, không khúm núm, sợ sệt thầy cô. Học sinh yêu mến, tin tƣởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đồn kết, thân ái, giúp nhau cùng tiến bộ. Khơng kèn cựa, suy bì, thù hằn, bè cánh, đánh nhau, khơng nói tục, chửi thề. Với một khơng khí nhƣ vậy sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức cho các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)