Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 75)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức

Để có cơ sở đƣa ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh; tơi dựa trên một số nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đƣa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Quá trình này đƣợc thực hiện trong sự phối hợp giữa các lực lƣợng và chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngồi. Vì vậy, việc đƣa ra một số biện pháp quản lý đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải có tính hệ thống, đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hƣởng, những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hƣởng, những yếu tố tiêu cực.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đƣa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục cũng nhƣ một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trƣờng tiểu học có sự tham gia, phối hợp của các lực lƣợng giáo dục. Đối với các biện pháp này cần nghiên cứu, áp dụng, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế của từng trƣờng, từng địa phƣơng nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, thời kỳ Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễn

Các biện pháp phải có tính bao qt, đáp ứng đƣợc mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Mỗi nhà trƣờng, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi đối tƣợng học sinh

đều có những đặc điểm, điều kiện riêng. Vì vậy biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, có nghĩa là khi biện pháp đƣa ra phải tổ chức thực hiện đƣợc và đem lại hiệu quả nhất định. Hệ thống một số biện pháp đƣa ra phải phát huy đƣợc vai trò của các lực lƣợng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức. Trong nhà trƣờng, chủ thể của hoạt động giáo dục đạo đức là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Ở góc độ gia đình, chủ thể của hoạt động giáo dục đạo đức là cha mẹ, ngƣời thân của học sinh. Về phía lực lƣợng xã hội ngoài nhà trƣờng, chủ thể giáo dục đạo đức là cán bộ quản lý xã hội và đội ngũ thanh niên. Vì vậy các biện pháp quản lý đƣa ra phải phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý xã hội và của chính học sinh. Trong quá trình xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải đƣợc quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất trong quá trình tổ chức, vận dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)