Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

10. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa cơng tác giáo dục đạo đức học sinh có vai trị rất quan trọng, nó giúp hiệu trƣởng chủ động định hƣớng trƣớc các nội dung, biện pháp, thời gian, cơ chế phối hợp để thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục đạo đức trong suốt năm học; tránh đƣợc sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. Muốn đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài yêu cầu nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh, hiệu trƣởng nhất thiết phải lập kế hoạch riêng cho công tác này. Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung giáo dục đạo đức trong chƣơng trình mơn đạo đức và các mơn học khác, chƣơng trình giáo dục ngồi giờ lên lớp, chƣơng trình hƣớng nghiệp, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, đặc điểm thực tiễn của đơn vị,

thực trạng đạo đức của học sinh. Hiệu trƣởng phải có cái nhìn tồn diện, sâu sắc những vấn đề thuộc công tác giáo dục đạo đức để lập kế hoạch cho phù hợp và khả thi.

3.2.2.2. Nội dung và hình thức thực hiện

Muốn có kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả, hiệu trƣởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng nhƣ các yếu tố chi phối đến đạo đức và giáo dục đạo đức. Cụ thể, hiệu trƣởng phải phân tích đặc điểm địa phƣơng, đặc điểm nhà trƣờng, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, chất lƣợng dạy và học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học. Học sinh tiểu học đa phần lễ phép, chăm ngoan, cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức, tác phong. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên thiếu động cơ học tập, thiếu ý chí phấn đấu vƣơn lên trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện. Do đó, hiệu trƣởng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia sinh hoạt, giao lƣu trong môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, trong sạch nhằm từng bƣớc hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục tiểu học và các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh phải đạt đƣợc một số yêu cầu sau: xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục, sự phối hợp giữa các lực lƣợng, dự trù cơ sở vật chất - tài chính, tài liệu, thời gian, khơng gian thực hiện. Sau khi soạn thảo kế hoạch, hiệu trƣởng cần tranh thủ sự góp ý của hội đồng sƣ phạm để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận nhằm phát huy sức mạnh của tập thể trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Một số nội dung và hình thức giáo dục đạo đức học sinh theo chủ đề

Chủ đề 1: Tháng 9 - Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

Nội dung và hình thức thực hiện: - Ổn định tổ chức lớp

- Sinh hoạt dƣới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm về nội quy, nhiệm vụ học sinh tiểu học, điều lệ trƣờng tiểu học, Luật giáo dục,.…

- Hoạt động ngoại khóa: tìm hiểu về luật giao thơng và ý thức chấp hành luật giao thơng, tìm hiểu về truyền thống nhà trƣờng, thi viết, vẽ, ca ngợi truyền thống nhà trƣờng.

Chủ đề 2: Tháng 10 - Chăm ngoan, học giỏi

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Sinh hoạt dƣới cờ về nội dung, ý nghĩa thƣ của Bác Hồ gửi học sinh cả nƣớc nhân dịp ngày khai trƣờng đầu tiên của nƣớc Việt Nam độc lập.

- Hội thảo về tu dƣỡng đạo đức, phấn đấu học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Ký kết thi đua giữa các khối lớp, các tổ chức trong lớp.

Chủ đề 3: Tháng 11 - Tôn sư trọng đạo

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Hội thảo truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”. - Văn nghệ về thầy cô, mái trƣờng.

- Phát động tháng học tốt với chủ đề “hoa điểm 10 tặng thầy cô”.

Chủ đề 4: Tháng 12 - Uống nước nhớ nguồn, truyền thống dân tộc

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Tổ chức chăm sóc hoặc tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ.

- Thi tìm hiểu về những chiến cơng, những gƣơng anh hùng, liệt sĩ. - Mời báo cáo viên tuyên truyền kỷ niệm ngày 22/12: ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

- Tọa đàm với chủ đề “Thanh thiếu niên tiếp bƣớc cha anh xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Chủ đề 5: Tháng 1 - Truyền thống học sinh

- Phát động “mùa thi nghiêm túc”.

- Tọa đàm với chủ đề “thanh thiếu niên với nhiệm vụ phòng chống các tệ nạn xã hội”.

- Nêu gƣơng những học sinh - đội viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện đạo đức.

Chủ đề 6: Tháng 2 - Mừng Đảng - Mừng Xuân

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Thi tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thi văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ.

- Sinh hoạt dƣới cờ về sự đổi mới và phát triển của đất nƣớc, của quê hƣơng.

Chủ đề 7: Tháng 3 - Tiến bước lên Đoàn

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Hội trại 26-3, tổ chức các trò chơi lành mạnh.

- Tọa đàm với chủ đề “Làm thế nào để trở thành đội viên gƣơng mẫu”. - Hội thảo “Học sinh tiểu học với định hƣớng nghề nghiệp tƣơng lai” - Hội thi tìm hiểu truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chủ đề 8: Tháng 4 - Hịa bình và hữu nghị

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Tổ chức hội vui học tập lập thành tích chào mừng ngày 30/4: ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc: giáo dục lòng yêu nƣớc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lịng tự hào dân tộc.

- Thi tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới.

- Hội thảo với chủ đề: “Chúng em với môi trƣờng”.

Chủ đề 9: Tháng 9 - Bác Hồ kính yêu

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Hội thảo với chủ đề: “Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng” - Thi văn nghệ ca ngợi Bác Hồ

- Thi viết với chủ đề: Trách nhiệm của đội viên với Năm điều Bác Hồ dạy.

Chủ đề 10: Tháng 6, 7, 8- Hè vui, khỏe và bổ ích

Nội dung và hình thức thực hiện:

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt hè, ơn tập hè để học sinh có sân chơi bổ ích, giúp các em tránh xa các hiện tƣợng tiêu cực.

Ngoài các nội dung trên, trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, nhà trƣờng cần bổ sung thêm một số nội dung khác nhƣ: giáo dục sức khỏe, giới và sự bình đẳng giới, giáo dục hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống. Định kỳ nên tổ chức tham quan các di tích lịch sử, thăm và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thƣơng binh liệt sĩ. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học nhà trƣờng cần quan tâm tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể nhẹ nhàng, phù hợp, các trò chơi lành mạnh, các phong trào “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để nội dung giáo dục đạo đức mang tính tồn diện, phong phú, hấp dẫn, từng bƣớc giúp các em rèn luyện nhân cách, chuẩn mực, hành vi phù hợp lứa tuổi. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trên, nhà trƣờng phải thƣờng xuyên giáo dục cho các em lý tƣởng, hồi bão, ƣớc mơ, ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, tăng cƣờng giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức nghề nghiệp trong tƣơng lai. Ngoài việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng còn phải thể hiện sự phối hợp, liên kết với các lực lƣợng ngồi nhà trƣờng nhằm giúp các lực lƣợng đó hiểu và quan tâm đến giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trƣờng giáo dục học sinh. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trƣờng, hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận nhƣ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội lập kế hoạch giáo dục đạo đức năm, tháng, tuần một cách chu đáo, khoa học. Hiệu trƣởng phải tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của các lực lƣợng này.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)