Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 42)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu học

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đƣợc xây dựng dựa trên bốn chức năng quản lý.

1.5.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức là nội dung quản lý đƣợc thực hiện đầu tiên trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức, giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình giáo dục đạo đức.

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức bao gồm các yếu tố cơ bản sau: xác định thực trạng đạo đức; đƣa ra diễn biến về đạo đức; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung giáo dục đạo đức; xác định phƣơng pháp, biện pháp giáo dục đạo đức; đề ra lộ trình và bƣớc đi thích hợp; xác định các lực lƣợng tham gia; phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác giáo dục đạo đức.

Lập kế hoạch là công cụ quản lý giáo dục đạo đức học sinh hiệu quả, tránh đƣợc sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hƣớng, đúng lộ trình đã đề ra. Mục đích cuối cùng của lập kế hoạch nhằm đƣa công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả, chất lƣợng.

1.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức

Sau khi đã lập xong kế hoạch cần phải chuyển hóa những ý tƣởng thành hiện thực. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng để giúp họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của nhà trƣờng về giáo dục đạo đức. Vì vậy các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng cần thảo luận, bàn bạc biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự; phân công trách nhiệm quản lý; huy động cơ sở vật chất - kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ đã đề ra một cách đúng hƣớng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển chọn thì phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt. Lãnh đạo là bao hàm việc liên hệ với các cá nhân và động viên họ hồn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo khơng phải chỉ có sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mà nó tồn tại và ảnh hƣởng quyết định tới hai nội dung trên: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

1.5.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức đề cập đến phƣơng pháp và cơ chế đƣợc sử dụng để đảm bảo các hoạt động phải tuân thủ, phù hợp, nhất quán với kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã đƣợc xây dựng. Kiểm tra giúp giáo viên có thơng tin phản hồi, xác định đƣợc những lệch lạc nếu có để tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. Kiểm tra định kì, thƣờng xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giúp các cá nhân, bộ phận hiểu rõ những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu chung.

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức

giáo viên và học sinh. Nếu thiếu kinh phí, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thì các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng sẽ gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện đƣợc. Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh là phải thƣờng xun có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng cở sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức học sinh.

Kết luận chƣơng 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”; trong đó, “đức” là gốc, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời. Do đó, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho học sinh, là q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi tồn xã hội phải quan tâm, trong đó, nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo.

Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao, nhà quản lý phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ vị trí hết sức quan trọng. Do đó phải quản lý cơng tác này một cách tồn diện, khoa học, từ việc quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện đến việc nắm vững những yếu tố tác động bên trong và bên ngoài nhà trƣờng. Ngồi ra cơng tác giáo dục đạo đức phải đƣợc thực hiện một cách nề nếp, thƣờng xuyên, bằng nhiều con đƣờng, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngồi việc xác lập cơ sở lý luận tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức, thực trạng giáo dục đạo đức và thực

trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Trên đây là cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng. Các khái niệm và các khái qt hóa lý luận đã hình thành khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý cơng tác giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu học, đảm bảo cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC HOÀNG MINH ĐẠO,

QUẬN 8 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)