Thực trạng đạo đức của học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh

2.2.1. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh

Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhằm giúp các em có hiểu biết ban đầu về kiến thức, kinh nghiệm đạo đức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, bền vững để ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, bồi dƣỡng niềm tin, thái độ ủng hộ làm theo cái đúng, cái tốt, không ủng hộ, không làm theo cái xấu, cái sai.

Việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức hiện nay đƣợc tiến hành trong điều kiện mới, thuận lợi và khó khăn đan xen. Giáo dục đạo đức cho học sinh diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, một mặt tạo ra những chuyển biến mới về cơ cấu lao động, sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, cải thiện đời sống. Mặt khác, xuất hiện những mặt trái làm ảnh hƣởng đến giá trị, truyền thống đạo đức gây tác động ngƣợc chiều, khó khăn cho

giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh vì kế mƣu sinh nên khoán trắng việc dạy dỗ, giáo dục con em cho nhà trƣờng, khơng có thái độ hợp tác khi cần.

Một số khác, hiện nay do đời sống kinh tế từng bƣớc sung túc, nuông chiều con quá mức dẫn đến tình trạng các em ỷ lại, khơng tin vào bản thân, khơng có khả năng giải quyết hay đƣơng đầu với thử thách.

Vẫn có khơng ít phụ huynh có lối sống bng thả, khơng gƣơng mẫu, thiếu trách nhiệm ít nhiều ảnh hƣởng đến việc giáo dục con cái.

Do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng, những tiêu cực và tệ nạn xã hội phát sinh đã tác động đến tâm hồn trẻ thơ, gây khó khăn cho cơng tác giáo dục: lừa đảo, sống thực dụng, bạo lực gia đình, tiêm nhiễm thói hƣ tật xấu,…

Hội nhập khu vực và toàn cầu đã mở ra thời cơ cho các nƣớc chậm phát triển về nhiều mặt. Trong sự mở rộng giao lƣu kinh tế, văn hóa, nhiều tinh hoa văn hóa của nhân loại đƣợc cập nhật, nâng cao dân trí. Song cũng khó tránh khỏi sự du nhập của văn hóa khơng lành mạnh, lối sống hƣởng thụ, … làm băng hoại các giá trị đạo đức tốt đẹp, gây ảnh hƣởng xấu đến trẻ em. Do đó, trong cơng tác giáo dục phải quan tâm đặc biệt đến đời sống tinh thần của học sinh: giáo dục giá trị thẩm mỹ, lối sống lành mạnh, truyền thống của quê hƣơng, đất nƣớc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giá trị nhân văn, tinh thần nhân đạo, ý thức cộng đồng, tinh thần hợp tác và phát triển, ý thức bảo vệ môi trƣờng sống, …

Sự phát triển của công nghệ thông tin và các phƣơng tiện thông tin đại chúng làm cho học sinh có điều kiện tiếp xúc với văn hóa của tồn nhân loại, mở rộng hiểu biết, thông minh hơn. Nhiều chƣơng trình giải trí thật sự là trƣờng học thứ hai, là sân chơi trí tuệ bổ ích và lý thú. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận rằng các quán game với những trò chơi điện tử mới lạ sẽ hấp dẫn số đông học sinh hơn những bài học đạo đức trên lớp. Nhiều điều, nhiều hình ảnh các em nhận đƣợc từ công nghệ thông tin gây hứng thú và kích thích tính

hiếu kỳ của học sinh hơn bất kỳ lời nói nào của thầy cơ.

Thực tế đó địi hỏi việc giáo viên phải quan tâm đến học sinh mọi lúc, mọi nơi. Nhà trƣờng phải thật sự là một thành trì vững chắc, là chỗ dựa tinh thần chống lại các tiêu cực, tệ nạn xã hội, là môi trƣờng lành mạnh, trong sạch, mà ở đó mỗi giáo viên là tấm gƣơng sáng về đạo đức cho học sinh.

2.2.2. Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh

Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh những năm học gần đây đƣợc thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2. 2: Bảng kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)