Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tào tỉnh hòa bình theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 105 - 109)

3.3. Biện pháp tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát

phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục và đào tạo

3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp:

Công tác giám sát thường xuyên, việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính

trung thực, khách quan sẽ giúp công tác phát triển năng lực cho đội ngũ CBQL phòng GD&ĐT nâng cao chất lược, hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động giám sát kiểm tra, đánh giá nhằm so sánh tiến độ thực hiện, năng lực đầu ra của công tác phát triển với mục tiêu, tiến độ được đề ra trong kế hoạch phát triển và yêu cầu mới của công tác. Hoạt động này giúp nhà quản lý và đối tượng tham gia bồi dưỡng có nhưng điều chỉnh tích cực trong từng gia đoạn nhằm làm cho chất lượng hoạt động của công tác phát triển năng lực đội ngũ CBQL phòng GD&ĐT đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất, phù hợp với tình hình địa phương.

phương pháp phát triển mới. Cần xác định nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, thời điểm kiểm tra, tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm tra và xác định lực lượng đánh giá phù hợp và hiệu quả.

3.3.6.2. Nội dung biện pháp:

Sở GD&ĐT tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện khi hoàn thành kế hoạch đào tạo. Hướng dẫn, tham vấn cho các đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có thể xây dựng các phiếu đánh giá trước và sau khóa học, những phản hồi của CBQL về chương trình bồi dưỡng, hoặc thơng qua các bài kiểm tra thực hành, trắc nghiệm để nắm được kiến thức của đội ngũ CBQL sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng. Tổ chức đánh giá, nhận xét kết quả đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tới, đảm bảo thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, liên tục đối với đội ngũ CBQL phịng GD&ĐT để đảm bảo ln đạt và vượt chuẩn ở mức cao nhất.

UBND huyện, thành phố thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đánh giá công chức, viên chức đối với CBQL phịng GD&ĐT hàng năm một cách cơng khai, minh bạch và khoa học trên cơ sở các tiêu chí chuẩn và khung năng lực. Kết quả đánh giá cán bộ định kỳ cũng là một cơ sở để xem xét bố trí sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cũng như đánh giá kết quả bồi dưỡng phát triển năng lực. Đây là một tiêu chí quan trọng nói lên hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng phát triển năng lực cho CBQL, nói lên sự phù hợp của mục tiêu bồi dưỡng với thực tiễn công tác.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

Dựa trên kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho CBQL, Sở Nội vụ kiểm tra, giám sát về thành phần, đối tượng tham gia bồi dưỡng, nội dung chương trình và cơ quan đơn vị thực hiện bồi dưỡng. Phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi

dưỡng xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá và các văn bản pháp quy về đánh giá trong công tác bồi dưỡng để tham mưu với UBND tỉnh ra quyết định thực hiện. Sở GD&ĐT tiến hành kiểm tra trực tiếp các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng, ý thức tham gia bồi dưỡng của đội ngũ CBQL. Có thể sử dụng các phương pháp sau để kiểm tra: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp hoặc nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra hoặc xem xét các công việc của CBQL. Trên cơ sở xem xét và phân tích những cơng việc trên, phải đánh giá nêu rõ những ưu, khuyết điểm của việc tổ chức bồi dưỡng, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, chất lượng báo cáo viên, việc tiếp thu và vận dụng của các CBQL, từ đó phối hợp với cơ sở đào tạo thực hiện cơng tác bồi dưỡng có nhũng điều chỉnh để đảm bảo công tác đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra. Việc đánh giá CBQL trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn phải có quy định đánh giá rõ ràng và quy định việc đánh giá kết quả đạt được là yêu cầu bắt buộc sau bồi dưỡng, việc đánh giá cũng cần gắn với công tác thực tiễn của CBQL thông qua việc đánh giá công chức, viên chức, kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của UBND huyện, thành phố.

Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, cơng khai, khách quan, phải phát huy được tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức học tập của đội ngũ CBQL.

Qua kiểm tra, đánh giá phải giúp CBQL nhìn nhận thấy thực tế năng lực, trình độ của bản thân để từ đó có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới.

Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng dẫn đến việc tìm ra những ưu, nhược điểm trong cơng tác quản lý của CBQL và nguyên nhân để đề ra những giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực .

Trong kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực CBQL người làm công tác kiểm tra, đánh giá phải vơ tư, khách quan, vì mục đích chung của tập thể. Đồng thời nâng cao năng lực tự đánh giá của mỗi CBQL tham gia bồi dưỡng giúp đối tượng bồi dưỡng tự ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc nâng cao năng lực của bản thân.

Việc tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng phát triển năng lực cho CBQL có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và thực sự có tác dụng về mặt giáo dục và phát triển đối với đội ngũ CBQL. Trước tiên phải công khai những nội dung, vấn đề kiểm tra sau bồi dưỡng trước khi tổ chức bồi dưỡng. Các nội dung cần kiểm tra phải phản ánh được việc nắm bắt về kiến thức quản lý mới, các năng lực cần có của CBQL để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ở địa phương.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

UBND tỉnh, huyện, Sở GD&ĐT phải coi hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực cho CBQL phòng GD&ĐT là việc làm quan trọng, phải tiến hành thường xuyên nhằm cải thiện nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL.

Tổ chức kiểm tra đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu: Đúng quy trình, đúng kế hoạch, đúng quy chế, cơng tâm,khách quan, chính xác và đảm bảo tính khoa học . Các kết quả giám sát, kiểm tra đánh giá phải đầy đủ, rõ ràng và thông tin kịp thời cho đối tượng được đánh giá nắm được.

Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT đại diện cho UBND tỉnh là chủ thể thực hiện biện pháp, do đó sở có trách nhiệm củng cố, kiện tồn bộ phận kiểm tra, đánh giá đồng thời bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho cán bộ kiểm tra. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá phù hợp cho từng chuyên đề, từng mục tiêu bồi dưỡng, cần nghiêm túc, đúng quy định. Đối với những vấn đề quan trọng cần có sự thẩm định, xác minh kỹ càng, cẩn thận

trước khi kết luận. Bên cạnh đó cần quan tâm đến cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nguồn kinh phí để tổ chức kiểm tra, đánh giá được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý phòng giáo dục và đào tào tỉnh hòa bình theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)