Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

1.6.2 .Ý nghĩa của bài tập hóa học

1.7. Nguyên tắc xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hóa học

với thực tiễn

1.7.1. Hệ thống kiến thức gắn liền với thực tiễn

Hệ thống kiến thức (lý thuyết) trước hết phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo tính phổ thơng, cơ bản hiện đại, vừa sức với học sinh. Kiến thức lý thuyết gần gũi với thực tiễn đời sống, phản ánh được sự phát triển về hữu cơ nói riêng, ancol và phenol nói chung.

Nội dung được đề cập có tính hấp dẫn mới mẻ, kích thích sự ham hiểu biết của các em với cách đặt vấn đề tự nhiên, khéo léo, lôi cuốn học sinh nghiên cứu tìm hiểu, nhớ và vận dụng tốt.

1.7.2. Bài tập thực tiễn

Dựa vào mục đích, nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học hóa học và tâm lý HS, sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, của hóa học hiện đại và kiến thức các bộ mơn có liên quan có thể thiết kế các BTHH có nội dung gắn liền với thực tiễn, giáo dục môi trường, phát triển NL VDKT theo một số nguyên tắc sau:

1.7.2.1. Đảm bảo tính chính xác, tính khoa h c, tính hi n đại

Trong một BTHH thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học nó cịn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác khơng tùy tiện thay đổi.

Trong bài tập về sản xuất hóa học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu.

1.7.2.2. Gần gũi v i kinh nghi m c a h c sinh

BTHH thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải.

Ví dụ: Vì sao để sản xuất rượu uống, người ta không dùng xenlulozơ mà lại dùng tinh bột?

… chọn lựa phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. HS háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng. Một số khả năng xảy ra :

- HS phân tích và giải thích đúng, các em sẽ vui, tiếp tục hướng tìm hiểu để GQVĐ gặp phải, kích thích niềm say mê học tập.

- Khi HS phân tích gần đúng hoặc đúng một phần nào thì HS sẽ tiếc nuối vì bản thân gần tìm ra câu trả lời, từ đó HS sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và VDKT linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân.

1.7.2.3. Bám sát chương trình

Các BTHH thực tiễn cần phải có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung mới về kiến thức hóa học thì nên dẫn dắt ngay trong câu hỏi và kiến thức đưa vào gần gũi với kiến thức giáo khoa để tạo được động lực cho học sinh giải bài tập đó.

Ví dụ: Kiến thức HS được học là: nhờ một số chất oxi hóa, ancol có thể chuyển thành anđehit, axit. Kiến thức trong bài tập thực tiễn đưa thêm về khả năng oxi hóa etanol của CrO3, màu sắc của CrO3 và Cr2O3 để HS tìm hiểu, lí giải cách phát hiện, đo nồng độ cồn trong hơi thở tài xế của cảnh sát.

1.7.2.4. Đảm bảo logic ư hạm

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những gì học phổ thơng trong chương trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho HS cần làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, như:

- Với HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và mức 2 (dựa trên mức độ nhận thức của học sinh)

- Với HS khá giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3

- Khi kiểm tra – đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở tất cả các mức để phân loại đối tượng HS.

1.7.2.5. Có tính h thống

bài, theo mức độ phát triển của học sinh. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

Trong quá trình dạy học, thơng qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)