1.6.2 .Ý nghĩa của bài tập hóa học
1.8. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát
năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
Để sử dụng hệ thống LT và BTHH có hiệu quả, trong đề tài này, chúng tơi nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực VDKT cho học sinh, tiêu biểu là DHDA và PH&GQVĐ.
1.8.1. Dạy học theo dự án [4, tr.160-67]
a. Khái ni m dự án
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
b. Khái ni m dạy h c theo dự án
Trong dạy học theo dự án (DHDA), người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.
c. Đặc điểm c a dạy h c theo dự án
- Định hướng thực tiễn. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội. - Định hướng hứng thú người học. - Tính phức hợp.
- Định hướng hành động.
- Tính tự lực cao của người học. - Cộng tác làm việc.
d. Ti n trình dạy h c theo dự án
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn.
1) Xác định mục tiêu (khởi động). 2) Xây dựng kế hoạch.
3) Thực hiện dự án.
4) Trình bày sản phẩm dự án. 5) Đánh giá dự án.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án.
e. Ưu điểm và như c điểm c a dạy h c theo dự án Ưu điểm
Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của DHDA:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm. Phát triển khả năng sáng tạo. - Rèn luyện NL giải quyết những vấn đề phức hợp.
- Rèn luyện NL cộng tác làm việc. - Phát triển NL đánh giá.
- Phát triển NL vận dụng kiến thức.
Như c điểm
DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản.
DHDA đòi hỏi nhiều thời gian.
DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
hương há dạy h c theo dự án
Khi giải quyết các vấn đề nghiên cứu của dự án, HS được phát triển toàn diện các NL chung cũng như phát triển NLVDKT như sau:
- HS biết hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó, lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với nội dung của dự án.
- Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức GQVĐ.
1.8.2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [4, tr. 109-113]
a. Khái ni m hương há dạy h c hát hi n và giải quy t v n đề (PH&GQVĐ)
Dạy học PH & GQVĐ là một quan điểm dạy học nhằm phát triển NL tư duy sáng tạo, NL GQVĐ của HS. HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thơng qua việc GQVĐ đó giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
b. Quy trình c a hương há dạy h c hát hi n và giải quy t v n đề
Bước 1. Nhận biết vấn đề.
Bước 2. Tìm các phương án giải quyết. Bước 3. Quyết định phương án giải quyết.
Bước 4. Kết luận và vận dụng vào các tình huống tương tự.
Thảo luận về các kết quả thu được và đánh giá, khẳng định hay bác bỏ giả thiết đã nêu. Kết luận vấn đề và vận dụng vào tình huống tương tự.
c. Tình huống có v n đề (THCVĐ)
THCVĐ là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài tốn nhận thức được HS chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới.
* Các y u tố c a THCVĐ
- Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm.. - Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới.
* Cơ ch hát inh THCVĐ.
THCVĐ chỉ xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích cần đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết giải quyết bằng cách nào.
* Cách th c ây dựng THCVĐ trong dạy h c hóa h c.
- Cách thứ nhất (tình huống nghịch lí - bế tắc): Ví dụ: Ancol và phenol đều có nhóm - OH liên kết trực tiếp với C. Trong đó, ancol khơng tác dụng với dung dịch kiềm cịn phenol tác dụng được với dung dịch kiềm, vì sao?
- Cách thứ hai (tình huống lựa chọn): Ví dụ tình huống lựa chọn các phương án điều chế ancol.
- Cách thứ ba (tình huống “tại sao”): Tại sao đồ uống có cồn phải dùng rượu gạo?
d. Quy trình giải quy t v n đề trong dạy hát hi n và giải quy t v n đề
Quá trình học sinh giải quyết một vấn đề học tập gồm các bước: - Làm cho học sinh hiểu rõ vấn đề.
- Xác định phương hướng giải quyết - nghĩa là xác định phạm vi kiến thức tìm kiếm. Nêu giả thuyết. Nếu có vấn đề lớn, phải chia nó ra những vấn đề nhỏ và giải quyết dần.
- Kiểm tra sự đúng đắn của các giả thuyết bằng lí luận hay TN. Xác nhận một giả thuyết đúng. Sau đó GV chỉnh lí, bổ sung giả thuyết đúng và chỉ ra kiến thức mới cần lĩnh hội.
- Kiểm tra lại và ứng dụng kiến thức vừa thu được.
e. Các m c độ c a dạy h c hát hi n và giải quy t v n đề
Khi vận dụng dạy học phát hiện vấn đề trong dạy học hóa học, cần chú ý lựa chọn các mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi bài học.
- Mức độ thứ nhất: GV thực hiện cả 3 khâu: đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và GQVĐ.
- Mức độ thứ ba: GV đặt vấn đề, HS phát biểu và GQVĐ.
- Mức độ thứ tư: GV tổ chức, kiểm tra và khéo hướng dẫn HS tự đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và GQVĐ.
g. Khả năng hát triển năng lực h c inh th ng qua dạy h c hát hi n và giải quy t v n đề
Phương pháp dạy học PH&GQVĐ có thể giúp HS phát triển NL PH&GQVĐ, NL độc lập sáng tạo, NL hợp tác, NLVDKT cho học sinh.
1.9. Tình hình sử dụng kiến thức và BTHH gắn với thực tiễn trong dạy hóa học để phát triển NLVDKT cho HS ở trường THPT