Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

1.6.2 .Ý nghĩa của bài tập hóa học

2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NLVDKT của HS

Để đánh giá NLVDKT và sự phát triển NL đó của HS trong quá trình học tập phần Ancol – Phenol, chúng tôi đề xuất bộ công cụ đánh giá.

2.2.1. Xác định tiêu chí và các mức độ đánh giá

các tiêu chí và mức độ đánh giá sự phát triển NLVDKT của HS như sau:

Bảng 2.1: Tiêu chí và các mức độ đánh giá NLVDKT của HS

Tiêu chí Mức độ

đánh giá

- Nêu đúng các kiến thức về tình huống cần giải quyết.

- Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống quen thuộc.

- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống quen thuộc, cần huy động ít kiến thức.

Trung bình

- Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tình huống.

- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống quen thuộc, cần huy động nhiều kiến thức.

- Đặt ra các tình huống mới, trao đổi với bạn bè, thày cơ và tiến hành giải quyết tình huống đó, tuy nhiên các vấn đề đặt ra chưa khó.

Khá

- Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tình huống.

- Đưa ra được giải pháp giải quyết tình huống mới, cần huy động nhiều kiến thức.

- Đặt ra các tình huống mới, trao đổi với bạn bè, thày cơ và tiến hành giải quyết tình huống đó, tuy nhiên các vấn đề đặt ra đã có sự phức tạp, phải huy động nhiều kiến thức, kĩ năng.

Tốt

- Giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra mang tính sáng tạo. - Bước đầu nghiên cứu khoa học.

Rất tốt

2.2.2. Thiết kế bảng kiểm tra, quan sát của GV, phiếu tự đánh giá của HS

Từ các tiêu chí trên, chúng tơi thấy NLVDKT của HS có thể được đánh giá thơng qua một số công cụ như: bảng kiểm tra, quan sát của GV; phiếu tự đánh giá của HS và bài kiểm tra đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của HS.

2.2.2.1. Bảng kiểm tra, quan sát c a GV và phi u tự đánh giá c a HS

Bảng 2.2. Tiêu chí, điểm đánh giá NLVDKT của HS dành cho GV và HS

Tiêu chí Điểm

Tiếp nhận và sẵn sàng xử lí vấn đề đặt ra 1

Kiến thức về tình huống gặp phải 2

Kế hoạch giải quyết, khả năng thảo luận, trình bày 1

Giải pháp giải quyết vấn đề 5

Tính sáng tạo 1

Tổng điểm

2.2.2.2. Cách sử dụng bảng quan át, đánh giá c a GV

* Sử dụng khi kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh giải quyết một vấn đề dựa vào kiến thức của bài học tiết trước (kiểm tra đồng loạt học sinh dạng câu hỏi ngắn gọn) hoặc quan sát, đánh giá qua các tình huống của giờ luyện tập. Từ cách trình bày, nội dung của câu trả lời, giáo viên đánh giá bằng điểm số và mức độ theo tiêu chí.

* Sử dụng khi giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài mới : Khi giao nhiệm vụ cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu hoặc giải quyết vấn đề nào đó, giáo viên yêu cầu HS (nhóm HS) ghi lại tiến trình nghiên cứu, triển khai nhiệm vụ và kết quả đánh giá của nhóm với mỗi cá nhân làm cơ sở đánh giá.

* Sử dụng khi dạy kiến thức mới: Quan sát học sinh trong giờ học, đánh giá học sinh theo các tiêu chí đã hoạch định.

2.2.2.3. Sử dụng phi u tự đánh giá c a HS

* Sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: HS trong nhóm tự đánh

giá và đánh giá bạn trong quá trình triển khai nhiệm vụ theo các tiêu chí. * Sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ theo mỗi cá nhân: HS trong lớp tự đánh giá và đánh giá bạn theo tiêu chí.

Phiếu đánh giá của HS là một trong những cơ sở để hoàn thiện phiếu đánh giá của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)