Sử dụng hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập hóa học thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 49 - 53)

1.6.2 .Ý nghĩa của bài tập hóa học

2.4. Sử dụng hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập hóa học thực

phát triển NLVDKT cho HS THPT.

Trong dạy học hóa học phổ thơng, dựa vào mục đích dạy học, ta có thể phát triển NLVDKT trong các giờ học:

- Nghiên cứu kiến thức mới. - Ôn tập, luyện tập.

- Ngoại khóa. - Thực hành. - Kiểm tra.

2.4.1. Sử dụng trong bài dạy nghiên cứu kiến thức mới với các phương pháp phù hợp pháp phù hợp

Một trong những PPDH tích cực đang được nhiều GV hứng thú tìm hểu và sử dụng là phương pháp DHDA. Để có một giờ học theo phương pháp trên, GV phải xây dựng kế hoạch rất chu đáo để giao nhiệm vụ cụ thể và kiểm tra HS của mình. Các nhóm HS cũng phải có kế hoạch rõ ràng để thực hiện

nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các em huy động được kiến thức tổng hợp hơn, xử lí sáng tạo hơn và kiến thức trở nên gần gũi và ý nghĩa.

Ví dụ 1: Trong bài “ Ancol”, giáo viên có thể giao cho các nhóm học

sinh thực hiện một số nhiệm vụ như:

Nhi m vụ 1: “ Tìm hiểu quá trình sản xuất rượu từ tinh bột.”, hay hấp

dẫn hơn giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ “ Em hãy đóng vai một nhà sản xuất rượu uống để quảng cáo cho loại rượu quê em.”, nhiệm vụ này được giao cho nhóm HS chuẩn bị ở nhà, tiết học tiến hành theo phương pháp DHDA.

Nhi m vụ 2: “ Tìm hiểu q trình sản xuất cồn khơ.”, hay hấp dẫn hơn

giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ “ Em hãy đóng vai một nhà sản xuất cồn khô để qng cáo cho loại cồn khơ của mình.”, nhiệm vụ này được giao cho nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà, tiết học tiến hành theo phương pháp DHDA.

Nhi m vụ 3: “ Ta vẫn nghe đến rượu giả, vậy rượu giả có thành phần

như thế nào? Vì sao nó lại có hại cho con người?”, hay hấp dẫn hơn giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ “ Em hãy tạo một hoạt cảnh về ngộ độc rượu giả.”, nhiệm vụ này được giao cho nhóm HS chuẩn bị ở nhà, tiết học tiến hành theo phương pháp DHDA.

Ví dụ 2: Trong bài “ Phenol”, giáo viên có thể giao cho các nhóm học

sinh thực hiện một số nhiệm vụ như:

Nhi m vụ 1: Giáo viên có thể kích thích sự ham hiểu biết của học sinh

qua tình huống “ Đã khi nào em thắc mắc là phenol là gì, nó có ý nghĩa trong thực tế như thế nào mà chúng ta lại tìm hiểu về nó chưa? Em hãy tìm hiểu và kể về phenol nhé! ”

Khi nhận nhiệm vụ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu thơng tin qua các kênh khác nhau, để thuận tiện hơn cho HS, GV có thể cung cấp một số tài liệu liên quan và cách tra cứu tài liệu. Nhiệm vụ này có thể được giao trước hoặc sau bài phenol, HS có thể làm việc độc lập, trình bày trước lớp hoặc nộp cho GV.

Khi tìm các thơng tin về axit picric, HS được mở rộng hơn kiến thức của mình, đồng thời hiểu được ý nghĩa thực tế của chất đang nghiên cứu, từ đó thêm u thích bộ mơn bởi sự gần gũi của nó. Vấn đề này GV có thể đặt ra sau khi học về phenol.

Hiện nay, dạy học GQVĐ đang là phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả trong việc hoạt động hóa người học, phát triển NLVDKT của HS. Trong các loại câu hỏi, “ what”, “ why”, “ when”, “ where”, “ which”, thì loại câu hỏi “ why” tỏ ra có rất nhiều hiệu quả. Người thầy sẽ kích thích được sự ham hiểu biết, khám phá của HS bằng cách khéo léo dẫn dắt, đặt vấn đề để học sinh giải quyết (xâu chuỗi kiến thức đã có, tìm hiểu thơng tin trong các nguồn tài liệu).

Ví dụ : Khi học bài “Phenol”, trước khi vào phần tìm hiểu ảnh hưởng

qua lại giữa - C6H5 và - OH trong phân tử phenol, giáo viên có thể đặt câu hỏi “ Cả ancol và phenol đều có tính axit, trong đó ancol có tính axit yếu hơn. Vì sao? ”. Khi nhận được câu hỏi này, HS sẽ so sánh sự khác nhau về cấu tạo của ancol và phenol, thấy được vai trò của vòng benzen nhất là khi liên kết trực tiếp với nhóm –OH, từ đó các em dần giải quyết được vấn đề gặp phải.

2.4.2. Sử dụng trong các bài ôn tập, luyện tập

Đây là các giờ học rất cần thiết để HS được củng cố, ơn tập, mở rộng, hệ thống hóa kiến thức một cách hiệu quả. Việc sử dụng khéo léo các BTHH mang tính thực tiễn được đặt trong các tình huống có vấn đề để HS đón nhận trong tâm thế thoải mái, sẽ là cơ hội để GV phát triển NLVDKT cho HS của mình, bởi các em sẽ rất tích cực tham gia, kiến thức mà các em đã có hoặc mới thu nhận được qua giờ học sẽ được nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn.

Ví dụ 1: Trong giờ ôn tập về ancol, giáo viên có thể tổ chức tiết học

như một buổi ngoại khóa, GV đóng vai MC hoặc đạo diễn chương trình ngoại khóa với MC là học sinh, có thể đưa ra một số tình huống như:

Tình huống 1: Bạn sẽ làm gì với những chai bia? Vì sao?

sự hiểu biết thực tế và kiến thức tổng hợp của mình như: “ uống, vì uống bia một cách khoa học sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho thận, tăng sự sáng tạo …”, “ làm cá hấp bia, vì etanol là dung mơi hịa tan chất gây mùi tanh của cá, dễ bay hơi và lơi cuốn nó theo làm cá bớt tanh, đồng thời bia còn tạo mùi thơm cho cá vì có một lượng etylaxetat”. Từ đó các em đã vận dụng hiệu quả kiến thức của mình vào thực tiễn.

Tình huống 2: Ngày nay trên thế giới, etanol được sản xuất với một

lượng lớn. Bạn có biết, nguyên liệu để sản xuất etanol là gì? Các giai đoạn sản xuất như thế nào? Etanol thu được từ mỗi nguồn nguyên liệu có được sử dụng với mục đích giống nhau khơng, vì sao?

Với câu hỏi này; HS cần huy động kiến thức về cách sản xuất etanol từ tinh bột, xenlulozơ, etilen; không chỉ nhớ được các phản ứng trong quá trình điều chế, mà còn hiểu biết về sản phẩm phụ của mỗi cách điều chế để trả lời được mục đích sử dụng etanol thu được theo mỗi cách: etanol thu từ tinh bột để sản xuất nước uống có cồn, etanol thu từ xenlulozơ và etilen để làm nhiên liệu, dung môi, sản xuất cao su…

Ví dụ 2: Trong bài luyện tập Ancol - phenol, GV có thể tổ chức một

cuộc thi nhỏ giữa các tổ nhóm trong lớp với một số vịng thi, trong đó có vịng thi mà mỗi nhóm có thể đặt ra một tình huống để các nhóm cịn lại cùng giải quyết. Khi tổ chức giờ học dưới dạng một cuộc thi sẽ lôi cuốn được HS tham gia học tập. Các em hào hứng tìm hiểu, đưa ra các tình huống thực tiễn để cùng nhau giải quyết, như vậy NLVDKT của các em sẽ được phát triển một cách tự nhiên. Như:

Tình huống 1: Các bạn ơi! Nhà mình có một chiếc bảng trắng, thường

dùng bút lơng (dạ), hiện giờ nó bị đen nhiều lắm vì các vết mực bám dai dẳng, các bạn giải quyết giúp mình với!

Trong thực tế, HS nào đó có thể đã dùng cồn hoặc xăng để lau bảng, các em sẽ thảo luận, giải thích được hiện tượng bảng trắng trở lại khi dùng cồn để lau dựa vào tính chất vật lí của etanol (etanol là dung mơi hịa tan

nhiều chất hữu cơ, trong đó có mực viết bảng)

Tình huống 2: Các bạn ạ! Gần đây thơng tin đại chúng có nói về khả năng một số loài các ở biển bị nhiễm độc phenol. Làm thế nào để mình phát hiện ra phenol trong cá nhỉ?

Với tình huống này, HS cần tự tìm hiểu thơng tin qua internet (GV có thể giao nhiệm vụ này từ tiết học trước để các em chuẩn bị), truyền hình … để có câu trả lời phù hợp: Nhận biết phenol bằng dung dịch FeCl3, tuy nhiên hàm lượng nhỏ thì phương pháp này khó thành cơng.

2.4.3. Sử dụng trong giờ thực hành

Đây là giờ học mà học sinh được tự tay sử dụng hóa chất, được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng của các phản ứng đã được biết qua sách vở. Chính vì thế, các em nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu sâu hơn; trong quá trình thực hành, kĩ năng làm thí nghiệm của các em được rèn luyện, được vận dụng những kiến thức đã học vào q trình thực hành.

Ví dụ 1: Học sinh đã biết phenol là hóa chất độc, gây bỏng nặng khi

rơi vào da, phải cẩn thận khi làm các thí nghiệm với đến phenol. Bởi vậy, học sinh sẽ cẩn thận khi làm thí nghiệm phenol phản ứng với nước brom.

Ví dụ 2: Khi lấy phenol, HS nhìn thấy lọ chứa chất rắn, màu hồng, các

em giải thích được hiện tượng đó là do phenol bị oxi hóa khi để lâu.

Ví dụ 3: Đèn cồn trong phịng thí nghiệm có thể khơng cháy được (mặc

dù cồn, bấc … vẫn cịn), HS biết được đó là do ancol bay hơi, ancol hút hơi nước trong khơng khí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 49 - 53)