Một số kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 121 - 129)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC 2: PHENOL I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Học sinh hiểu: Định nghĩa, phân loại, sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. HS nắm được tính chất hố học của phenol và điều chế ứng dụng của phenol.

2. Về kĩ năng

- Rèn các kỹ năng: Phân biệt phenol và ancol thơm, vận dụng các tính chất hố học của phenol để giải đúng các bài tập.

3. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê học tập, ý thức vươn lên trong

học tập, sự cẩn thận, ý thức bảo vệ môi trường. 4. Về năng lực

Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học, tư duy so sánh, vận dụng kiến thức.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Định nghĩa phenol, tính chất hố học của phenol.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập sgk. 2. Học sinh:

Ôn tập lại các kiến thức về hiđrocacbon thơm, ancol. Tìm hiểu thơng tin để trả lời một số câu hỏi:

1. Phenol là gì, lịch sử tìm ra và ý nghĩa của phenol trong đời sống? 2. Nhận biết chất độc phenol trong thực phẩm?

IV. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động1

GV viết CTCT của phenol và

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ

ancol benzylic. Cho HS nhận xét và dẫn dắt HS đến khái niệm phenol?

GV cho HS biết phenol là tên riêng của chất tiêu biểu của phenol.

- Ancol thơm: Nhóm OH liên kết với cacbon ngồi vịng benzen.

1. Định nghĩa

VD:

OH OH HOCH2

CH3

Phenol: Phenol o-crezol Ancol th¬m o-crezol

- Định nghĩa: SGK

Hoạt động 2

HS nêu các cách phân loại phenol gồm: monophenol và poliphenol.

2. Phân loại

- Monophenol: Những phenol phân tử chỉ chứa một nhóm -OH

- Poliphenol: Những phenol phân tử chứa nhiều nhóm -OH

Hoạt động 3

HS tìm hiểu sgk và nêu tính chất vật lí của phenol.

- Phenol tan ít trong nước lạnh, tan vơ hạn ở 660C. - Có liên kết hiđro liên phân tử như ancol.

3. Tính chất vật lí

- Phenol C6H5OH: Chất rắn khơng màu, tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 660

C, tan tốt trong etnol, ete và axeton,...

- Bảo quản: Hay bị chảy rữa, thẫm màu: Do hút ẩm và bị oxi hóa bở O2 khơng khí. Chất độc, gây bỏng nặng.

- Có liên kết hiđro liên phân tử như ancol.

Hoạt động 4

GV cho HS quan sát thí nghiệm SGK và mơ tả thí nghiệm cho HS từ đó HS nêu đặc điểm tính axit của phenol? Hoặc làm thí nghiệm cho Phenol vào 2 ống nghiệm chứ dd NaOH và H2O.

HS quan sát và nhận xét?

II. TÍNH CHẤT HĨA HỌC 1. Tính axit

- C6H5OH là axit rất yếu (yếu hơn H2CO3), không làm đổi màu quỳ tím

VD:

C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O natri phenolat

HS hoàn thành phương trình hóa học sau và so sánh tính chất hóa học của ancol với phenol: C6H5OH + Na C6H5OH + NaOH  Hoạt động 5 GV làm thí nghiệm cho phenol tác dụng với dd Br2. HS quan sát hiện tượng và viết pthh giải thích?

HS: Hiện tượng: Dung dịch Br2 bị mất màu và xuất hiện vẩn đục màu trắng.

GV lưu ý HS về hướng thế vào vòng thơm: Thế được đồng thời cả 3 vị trí : o-, p- 2. Phản ứng thế ở v ng thơm: Phenol làm mất màu dd Br2 + Br2 + 3HBr OH OH Br Br Br

- Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn benzen.( thế được đồng thời cả 3 vị trí : o-, p-)

Hoạt động 6

GV nêu đặc điểm của phân tử phenol: Có sự liên hợp giữa cặp electron chưa sử dụng của O với electron π trong vòng thơm benzen gây ra hiệu ứng hút electron trong vòng thơm benzen.

HS từ đó thấy được sự khác biệt giữa phenol và ancol thơm và với benzen.

3. Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol:

O H

- Liên kết O-H trở nên phân cực hơn, làm ngtử H linh động hơn.

- Mật độ e ở vòng benzen tăng lên (nhất là các vị trí o- p- làm cho phản ứng thế dễ dàng hơn so với benzen và đồng đẳng của nó.

- Liên kết C - O trở nên bền vững hơn so với ancol, vì thế nhóm OH phenol khơng bị thế bởi gốc axit như -OH ancol

Hoạt động 7

Cho HS nghiên cứu SGK, nêu cách điều chế phenol trước đây và hiện nay. Rút ra những ứng dụng của phenol? III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG 1. Điều chế Hiện nay: C6H6 2 3 3 4 CH CHCH H PO  C6H5CH(CH3)2O KK2  C6H5OH + CH3-CO-CH3 2. Ứng dụng (SGK) 4. Củng cố

Câu 1. Phenol là gì? Em hãy nêu lịch sử tìm ra phenol?

HS trả lời theo các thông tin đã thu thập trong các tài liệu (lịch sử phenol, phần lý thuyết )

Câu 2. Nêu cách nhận biết chất độc phenol trong thực phẩm.

(Kiến thức mở rộng về phenol)

Câu 3. (Câu 18- tự luận- chương 2) 5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học danh pháp, tính chất hóa học và phương pháp điều chế phenol. - Làm bài tập 4; 5; 6/sgk – trang 233.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC 3: LUYỆN TẬP ANCOL – PHENOL

I. Giới thiệu chung

+ Tên bài học: LUYỆN TẬP ANCOL- PHENOL + Cách tổ chức luyện tập:

GV chia lớp thảnh 4 đội chơi (4 tổ).

Giáo viên tổ chức luyện tập kiến thức về ancol – phenol cho học sinh dưới dạng một cuộc thi với 4 đội chơi, gồm 4 vòng thi như sau:

Vòng 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi với chủ đề “ Tìm chất”

Trong vịng này, ứng với mỗi chất GV đưa ra 4 hình ảnh gợi ý (cấu tạo, tính chất, ứng dụng …) lần lượt từ khó đến dễ, mỗi hình ảnh dừng 15 giây, các đội hội ý trả lời (ở mỗi hình ảnh, chỉ 1 đội ra tín hiệu trả lời nhanh nhất có quyền đưa ra câu trả lời, nếu sai đội khác sẽ trả lời thay và đội trả lời sai mất quyền chơi tiếp), số điểm ghi được từ dữ kiện 1 là 20, dữ kiện 2 là 15, dữ kiện 3 là 10 và dữ kiện 4 là 5.

Sau khi HS hoàn thành câu trả lời, GV yêu cầu HS trình bày thêm một số hiểu biết của đội mình về chất tương ứng, tùy theo câu trả lời đúng, khá đủ, trình bày hay GV ghi điểm thưởng 10 hoặc 20 (trả lời khơng q 30 giây).

Vịng 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi với chủ đề “ Giải thích”

Trong vịng thi này, GV đưa ra cho mỗi đội chơi một câu hỏi, mỗi đội được hội ý 1 phút và trả lời, nếu đúng được 30 điểm, nếu sai thì đội khác được quyền trả lời với số điểm là 20.

Vịng 3: Nhanh trí

Các đội đặt câu hỏi cho các đội còn lại, mỗi đội được hội ý 1 phút và trả lời, nếu đúng được 30 điểm, nếu sai thì đội khác được quyền trả lời với số điểm là 20. GV làm trọng tài, giúp các em chính xác hóa kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Vòng 4: Tài năng

Mỗi đội chơi trình bày về một nội dung kiến thức thực tế, gần gũi, hấp dẫn và mới mẻ; hoặc có thể tiến hành một thí nghiệm vui, ảo thuật hóa học … về ancol, phenol (có thuyết minh, lời dẫn … dí dỏm). Các đội chơi cịn lại sẽ đánh giá, cho điểm: tối đa 40 điểm.

Cuối giờ học, GV tổng kết và trao thưởng.

II. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được khái niệm ancol, phenol. Sự khác nhau về cấu tạo, tính chất giữa chúng.

- Học sinh hiểu được tính chất, ứng dụng của một số ancol quan trọng và phenol trong đời sống.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức hiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày.

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, tính cẩn thận và ý thức trách nhiệm khi thực hiện cơng việc được giao.

3. Thái độ

- Đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập, tinh thần tự giác trong hợp tác nhóm để làm việc.

- Có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tập thể.

- Có thái độ đúng đắn trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước, bảo vệ môi trường, đạo đức người sản xuất, kinh doanh.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học.

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. - Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.

III. Chuẩn bị 1. Giáo viên

+ Hệ thống các câu hỏi với nội dung chính xác, chi tiết.

+ Phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp với bài học và điều kiện nhà trường. + Hướng dẫn, kiểm tra, khích lệ học sinh chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng. + Nêu rõ tiến trình giờ luyện tập, cách thức tổ chức, hướng dẫn để học sinh có những tình huống, sản phẩm phù hợp (trong phần thi thứ 3: các đội đặt câu hỏi cho nhau và phần thi thứ 4: tài năng).

+ Cùng HS sắp xếp vị trí học sinh, các điều kiện cơ sở vật chất lớp học.

2. Học sinh

+ Tổ chức ơn tập ancol, phenol theo nhóm học hoặc tự học ở nhà qua sách vở, internet...

+ Nghiên cứu kiến thức thực tế để có thể trả lời, thực hiện yêu cầu của GV, các học sinh khác và đặt ra những câu hỏi hay, gắn với thực tiễn để trao đổi với các bạn trong lớp qua các vịng thi.

+ Hợp tác nhóm, cùng nhau thu thập thơng tin, huy động kiến thức đúng đắn để thực hiện phần thi tài năng (lên kế hoạch, phân công công việc, thực hiện và nhận xét, rút kinh nghiệm).

IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV phổ biến nội dung cuộc thi GV phổ biến luật thi vòng 1:

Giáo viên đưa ra câu hỏi với chủ đề “ Tìm chất”

Trong vịng này, ứng với mỗi chất GV đưa ra 4 hình ảnh gợi ý (cấu tạo, tính chất, ứng dụng …) lần lượt từ khó đến dễ, mỗi hình ảnh dừng 15 giây, các đội hội ý trả lời (ở mỗi hình ảnh, chỉ 1 đội ra tín hiệu trả lời nhanh nhất có quyền đưa ra câu trả lời, nếu sai đội khác sẽ trả lời thay và đội trả lời sai mất quyền chơi tiếp), số điểm ghi được từ dữ kiện 1 là 20, dữ kiện 2 là 15, dữ kiện 3 là 10, dữ kiện 4 là 5.

HS sẵn sàng tham gia, tích cực hợp tác, tìm ra câu trả lời nhanh nhất.

GV đưa ra hình ảnh trên powerpoint, chuyển hình ảnh sau 15 giây.

Sau khi HS hoàn thành câu trả lời, GV yêu cầu HS trình bày thêm một số hiểu biết của đội mình về chất tương ứng, tùy theo câu trả lời đúng, khá đủ, trình bày hay GV ghi điểm thưởng 10 hoặc 20 (trả lời thêm không quá 30 giây).

* Chất số 1: CH3OH

- Hình ảnh 1: Một số chai rượu - Hình ảnh 2: Động cơ xe máy, ô tô - Hình ảnh 3: Người bị ngộ độc, đau mắt - Hình ảnh 4: Gợi ý “ ancol đơn giản nhất”

* Chất số 2: CH3CH2OH

- Hình ảnh 1: Một số chai rượu - Hình ảnh 2: Cao su buna

- Hình ảnh 3: Người bị ngộ độc, nơn - Hình ảnh 4: gợi ý “rượu gạo”

* Chất số 3: Phenol

- Hình ảnh 1: Thuốc nổ

- Hình ảnh 2: Lịch sử tìm ra phenol - Hình ảnh 3: Thí nghiệm: kết tủa trong nước nguội, tan trong dung dịch NaOH - Hình ảnh 4: Gây bỏng, tạo kết tủa với dung dịch brom

* Chất số 4: C3H5(OH)3

- Hình ảnh 1: “ Ancol đa chức”. - Hình ảnh 2: Thuốc nổ

- Hình ảnh 3: Một số dược phẩm như thuốc nẻ, kem đánh răng.

- Hình ảnh 4: Dược phẩm có ghi “ Glixerin” hay “ Glixerol”

Hoạt động 2:

GV phổ biến luật thi vòng 2:

Giáo viên đưa ra câu hỏi với chủ đề “ Giải thích”

Mỗi đội chơi nhận được một câu hỏi, mỗi đội được hội ý 1 phút sau đó trả

Vịng thi 2: Giải thích

Câu 1. Vì sao trong các gia đình, khi

ngâm rượu thuốc người ta luôn dùng chai thủy tinh mà không dùng chai nhựa?

lời, nếu đúng được 30 điểm, nếu sai thì đội khác được quyền trả lời với số điểm là 20.

HS sẵn sàng tham gia, tích cực hợp tác, tìm ra câu trả lời nhanh nhất.

GV đưa ra câu hỏi trên powerpoint cho mỗi đội.

GV là trọng tài, chính xác hóa kiến thức cho HS.

thông lại phát hiện ra cồn trong hơi thở và xác định được nồng độ của nó?

Câu 3. Vì sao khơng được uống rượu

pha từ cồn công nghiệp?

Câu 4. Vì sao để cồn lâu ngày trong

phịng thí nghiệm thì nó lại mất khả năng cháy?

Hoạt động 3:

GV phổ biến luật thi vòng 3:

Các đội đặt câu hỏi cho các đội còn lại, mỗi đội được hội ý 1 phút và trả lời, nếu đúng được 30 điểm, nếu sai thì đội khác được quyền trả lời với số điểm là 20. GV làm trọng tài, giúp các em chính xác hóa kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Vịng thi 3: Nhanh trí

Các đội chơi có thể đặt ra một số tình huống như sau:

Câu 1: Nhà mình có một có một chiếc

bảng trắng (viết bút dạ), mực dính vàng bảng khá nhiều gây hiện tượng khó nhìn, bạn có thể giúp mình giải quyết vấn đề này không?

Câu 2: Bạn hãy nêu cách tắt đèn cơng an

tồn?

Câu 3: Sao cá hấp bia lại thơm ngon, ít

vị tanh?

Câu 4: Cách dập đám cháy gây ra bởi

cồn?..

Hoạt động 4:

Mỗi đội chơi trình bày về một nội dung kiến thức thực tế, gần gũi, hấp dẫn và mới mẻ; hoặc có thể tiến hành một thí nghiệm vui, ảo thuật hóa học … về ancol, phenol (có thuyết minh, lời dẫn … dí dỏm). Các đội chơi cịn lại sẽ đánh giá, cho điểm: tối đa 40 điểm.

Vòng thi 4: Tài năng

Các đội chơi có thể kể chuyện, làm thí nghiệm vui như:

+ Tìm dấu vân tay bằng cồn iot + Làm giấm ăn

Cuối giờ học, GV tổng kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học phần ancol phenol hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 121 - 129)