Bảng 3.8 cho thấy diễn biến nhiệt độ sau khi sử dụng Arterakin ở 2 điểm nghiên cứu. Ngày D1, tổng số ca còn sốt là 38 ca, chỉ chiếm 31% nghĩa là tỷ lệ cắt sốt chiếm tới 69%. Ngày D2 không có trờng hợp nào còn sốt, thời gian cắt sốt trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu ở cả 2 tỉnh là 1,3 ± 0,5 ngày.
So sánh kết quả của chúng tôi với nghiên cứu của một số tác giả sử dụng phác đồ ART và dẫn chất đơn độc thì thời gian cắt sốt trong nghiên cứu này ngắn hơn. Nguyễn Bá Hành nghiên cứu bằng ART đơn thuần năm 2002 thấy thời gian cắt sốt là 1,8 ngày. Trong nghiên cứu của Lý Bá Lộc bằng AS đơn thuần cũng tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên năm 2002 thời gian cắt sốt là 2,1 ngày [24]. Kết quả này cho tháy tầm quan trọng của việc thay thế các phác đồ đơn trị liệu bằng các ACT [18], [24].
Với một số nghiên cứu sử dụng ACT khác nh AS + doxycyclin và ART + MEF cũng của các tác giả trên cho thấy thời gian cắt sốt trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ngắn hơn (1,3 ngày so với 1,6 và 1,7 ngày). Tuy thời gian cắt sốt trung bình của 2 phác đồ trên không có sự khác biệt có ý nghĩa nhng vấn đề nên quan tâm là ở phác đồ thứ hai trong đó có MEF với vai trò một thuốc phối hợp kiểu ACT hình nh kêm hiệu quả hơn so với doxycyclin trong khi MEF cũng đã từng là một thuốc điều trị KSTSR kháng thuốc có hiệu quả cao ở thời điểm CQ bị loại khỏi hệ thống thuốc SR do bị kháng. Thêm vào
đó, thời gian cắt sốt của ART khi dùng đơn độc cũng ngắn hơn so với AS nh đã nêu trên. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của việc giám sát hiệu quả điều trị của các thuốc SR một cách có hệ thống nhằm đạt đợc hiệu quả điều trị cao khi phối hợp thuốc trong các ACT [18], [41].
So sánh với các nghiên cứu sử dụng Arterakin với hàm lợng 360mg và liệu trình 3 ngày của Đoàn Hạnh Nhân, Phạm Phơng Mai cùng với đơn vị nghiên cứu SR của Đại học Oxford năm 2001-2004 tại Quảng Trị và Đăk Lăc. Của Nông Thị Tiến bằng CV Artekan tại Quảng Trị năm 2006 cũng cho kết quả tơng tự của chúng tôi với thời gian cắt sốt dới 2 ngày [16], [23], [33].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian cắt sốt giữa 2 điểm nghiên cứu (1,3 ngày và 1,27 ngày với p > 0,05), mặc dù những thông tin về bệnh nhân tại bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nhóm bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên chiếm nhiều nhất 64,5%. Đây cũng là nhóm tuổi dễ nhiễm KST nhất vi là tuổi lao động. Trong đó nhóm tuổi này ở Đăk Nông chiếm tỷ lệ cao hơn ở Quảng Trị (85% so với 46%) điều này nói lên tính không ổn định của quần thể bệnh nhân ở Đăc Nông và nó phù hợp với tình trạng di trú tự do của ngời dân ngoại lai vào làm ăn theo mùa, vụ. Ngợc lại tại Quảng Trị, tỷ lệ nhóm tuổi < 5 và 5 - < 15 chiếm tỷ lệ nhiều hơn (9,2% so với 5% và 44,6% so với 10%). Theo các nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch trong SR ( Mash. K, Houba. V) thì sự c trú ổn định của một quần thể dân c trong vùng SR lu hành sẽ làm xuất hiện tình trạng đáp ứng miễn dịch dịch thể các type nh IgG, IgM, IgA, IgD, IgE. Đáp ứng này tăng dần theo tuổi và giúp cơ thể chống lại KSTSR mặc dù không tiêu diệt đợc chúng nhng làm các triệu chứng lâm sàng không rầm rộ chẳng hạn nh cơn sốt hoặc khó chuển thành SRAT hơn những cá thể mới vào vùng SR lu hành [20], [77].
Có thể cho rằng đáp ứng miễn dịch với SR ở Quảng Trị sẽ cao hơn so với nhóm bệnh nhân nghiên cứu ở Đăc Nông, có nghĩa là triệu chứng sốt cao ngỳ D0 ở Quảng Trị phải thấp hơn ở Đăc Nông nhng thực tế bảng 3.5 cho thấy
kết quả ngợc lại, tỷ lệ sốt trên 390C ở Quảng Trị là 65% trong khi ở Đăc Nông tỷ lệ này là 51%.
Mặc dù triệu chứng sốt trong SR phụ thuộc nhiều yếu tố và là một trong các chỉ số nói lên hiệu quả điều trị nhng kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tình trạng sốt ngày D0 không ảnh hởng tới thời gian cắt sốt trung bình khi sử dụng Arterakin. Bàn luận về vấn đề này chúng tôi cho rằng hiệu lực của Arterakin vẫn cao trong điều trị SR do P. falciparum cha
biến chứng tại Quảng Trị và Đăk Nông, khu vực có mật độ giao l u dân c qua biên giới cao. Kêt quả này cũng tơng tự nh nghiên cứu của Nông thị Tiến, Đoàn Hạnh Nhân, Tạ Thị Tĩnh và các tác giả nớc ngoài nh Leang Rithea [27], [39], [110].
Hình 3.6, 3.7, 3.8 là một khảo sát nhằm nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng sốt ngày D0 với mật độ KST ngày D0. Các biểu đồ này cho thấy có mối tơng quan tuyến tính giữa nhiệt độ ngày D0 và mật độ KST ngày D0.. Nếu mối tơng quan này chặt chẽ (R ≈ 1) thì có thể suy ra mật độ KST từ nhiệt độ cơ thể, điều này có lợi cho việc tiên lợng bệnh khi mật độ KST trong mau vợt quá 100.000/ mm3 nhất là ở nơi thiếu kính hiển vi và không có điện.
Tuy nhiên hệ số tơng quan lại rất nhỏ (0,06), Hệ số xỏc định R2 = 0,032 cú nghĩa mụ hỡnh chỉ giải thớch được 3,2% sự thay đổi của nhiệt độ do KST
do đó tơng quan này không mang ý nghĩa thc tiễn bởi nếu có thể căn cứ vào nhiệt độ để suy ra mật độ KST trong máu sẽ mang ý nghĩa tiên lợng, thuận lợi cho vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu điện, khả năng phát hiện KST bằng kính hiển vi thấp v.v
Nh vậy có thể đa ra một nhận xét nh sau: tác dụng cắt sốt của Arterakin không bị ảnh hởng bởi sự khác biệt về địa d cũng nh tuổi tác, giới tính, mật độ KST ngày D0 và tình trạng đáp ứng miễn dịch của từng cá thể với P. falciparum.