Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm tại trung tâm công nghệ thông tin (Trang 47 - 52)

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xâydựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm cho

2.2.Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch

Để nâng cao được chất lượng, độ chính xác của các kết quả dự báo, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định là lựa chọn phương pháp dự báo nào cho thích hợp. Trong thực tế có thể áp dụng nhiều phương pháp dự báo. Nhưng ở nước ta, với điều kiện kinh tế và khoa học như hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp dự báo sau:

Phương pháp hệ số. Phương pháp ngoại suy. Phương pháp chuyên gia.

doanh

Phương pháp mô hình hoá.

Mỗi phương pháp dự báo đều có ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Trong quá trình dự báo không có một phương pháp nào có tính vạn năng và cho kết quả dự báo với độ chính xác cao. Vì vậy, trong thực tế để có được thông tin dự báo đủ độ tin cậy khi hoạch định chiến lược cũng như thực hành kinh doanh người ta sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để bổ sung cho nhau.

Trung tâm CNTT cũng đã nhận thức được vấn đề áp dụng cho dự báo cùng lúc nhiều phương pháp, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương pháp giản đơn dễ tính và mang tính chủ quan như phương pháp tỷ lệ, phương pháp cân đối và phương pháp chuyên gia. Chính vì vậy kết quả dự báo trong những năm qua còn nhiều hạn chế.

Trong điều kiện biến động của thị trường ngày càng tăng, sự thay đổi của nó từng ngày từng giờ ảnh hưởng tác động đến ngành CNTT ngày càng nhiều. Vì vậy Trung tâm phải có những biện pháp dự báo hữu hiệu hơn, linh hoạt hơn để cho ta kết quả dự báo khả quan như phương pháp hệ số, phương pháp mô hình hoá.

* Phương pháp hệ số:

Phương pháp này được các doanh nghiệp sử dụng một cách rộng rãi trong công tác xây dựng kế hoạch và dự báo cơ cấu, mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống, giữa các phòng ban, các đơn vị trong doanh nghiệp.

Phương pháp này tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của Trung tâm, để xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa lĩnh vực hoạt động

của Trung tâm và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Ta có thể tính theo công thức sau:

Yij Xij

Trong đó: i: Biểu thị sự tác động của nhân tố thứ i đến đối tượng dự báo.

j: Tần số quan sát. Yij: Đối tượng dự báo

(ví dụ: Lĩnh vực tư vấn đầu tư dự án CNTT)

Xij: Các nhân tố tác động đến đối tượng dự báo (lạm phát, thu nhập, tăng trưởng GDP, chính sách của Nhà nước, ...)

doanh

Kij

t

Kij giao động quay quanh một trục.

Dựa vào công thức trên ta có thể tính được hệ số Kij tương ứng diễn ra trong quá khứ của ngành CNTT, từ đó phân tích và xác định tính quy luật phát triển của các hệ số Kij. Nhìn chung tính quy luật đó có thể xảy ra theo một trong ba trường hợp sau:

- Quy luật Kij giao động ổn định và xoay quanh một giá trị trung bình nào đó trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Khi đó:

Kij n

Giá trị dự báo được xác định theo công thức: Yi(t) = Kij × Xi(t)

Trong đó: Xi(t) là giá trị nhân Xi ở thời kỳ dự báo t

Kij Kij

t t

Quy luật tăng dần và nhảy vọt

- Quy luật các hệ số Kij có xu hướng tăng dần đều hoăc nhảy vọt. Khi đó Kij

doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần phải xác định tương ứng với từng trường hợp để đảm bảo tính quy luật của kết quả dự báo.

- Quy luật các hệ số Kij có xu hướng giảm dần và đột biến.

Đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ làm. Nhưng đặc biệt phải quan tâm, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các yếu tố trực tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT.

* Phương pháp mô hình hoá:

Phương pháp mô hình hoá có thể tiến hành trên cơ sở kế thừa và sử dụng các yếu tố của phương pháp ngoại suy và phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá phản ánh có chọn lọc những thuộc tính của ngành CNTT được nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và tìm ra những đặc trưng của nó, phân

tích mô hình thực nghiệm có thể bằng lý luận hoặc có thể so sánh khảo sát số liệu

và tư liệu trong lĩnh vực CNTT. Phương pháp mô hình hoá không những có tác

dụng trong việc mô tả về tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm, của toàn ngành mà còn là mô hình để dự báo tương lai phát triển của ngành. Trên cơ sở đó xây dựng nhiều phương án khác nhau làm cơ sở cho việc hình thành các quyết định.

Kij Kij

t t

Mô hình hoá là hình tượng đã được đơn giản hoá. Do vậy trong quá trình xử lý nghiên cứu mô hình hoá cần phải làm giảm bớt sai số so với thực tế, đảm bảo sự tin cậy của mô hình.

doanh

Kết quả dự báo là cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Vì vậy việc từng bước hoàn thiện công tác dự báo là điều kiện tất yếu không chỉ riêng với Trung tâm mà còn cả với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và Nhà nước.

* Phương pháp cân đối:

Đây là cách làm chủ yếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Bởi nó rất phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô thường xuyên. Nâng cao được chất lượng công tác này nó sẽ giúp kế hoạch được điều chỉnh kịp thời, đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng có thể đáp ứng của doanh nghiệp.

Để làm tốt công tác này, Trung tâm CNTT cần thực hiện các bước của phương pháp cân đối:

Bước 1: Xác định nhu cầu của các yếu tố sản xuất: Vốn, trang thiết bị. Cơ sở

để xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo về sản lượng, doanh thu qua việc nghiên cứu về cầu thuộc các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm và các dự kiến chủ quan của Trung tâm về lợi nhuận, chi phí, tiền lương cán bộ công nhân viên. Dựa vào các nguyên tắc tính toán, Trung tâm sẽ có đuợc những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố.

Bước 2: Xác định các khả năng đang và sẽ có của Trung tâm về các yếu tố,

những con số này được thể hiện qua số liệu cuối năm của báo cáo và dự kiến tăng giảm của Trung tâm.

Bước 3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất

nếu bằng nhau hoặc có sự chênh lệch ít thì tốt. Nhưng nếu có sự chênh lệch nhiều đòi hỏi phải có những điều chỉnh.

Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì Trung tâm đầu tư thêm năng lực, tuyển thêm người, tăng năng suất lao động, tăng năng suất của thiết bị.

Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng thì Trung tâm sẽ có kế hoạch cắt giảm các nguồn lực hay tăng cường các hoạt động Marketing để tạo cầu.

Để phương pháp cân đối được thực hiện tốt thì bản thân phòng kế hoạch và cán bộ kế hoạch không thể tiến hành được mà đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ ở các

doanh

lĩnh vực, các bộ phận trong và ngoài Trung tâm.

Trước hết ta phải có thông tin dự kiến về sản phẩm trong lĩnh vực hoạt động của Công ty và nhu cầu trong lĩnh vực đó. Làm việc này là nghĩa vụ của cán bộ kinh doanh. Sau đó là đánh giá cân đối trong từng bộ phận sẽ thuộc các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức cân đối về lao động, phòng tài chính kế toán cân đối về nguồn vốn…

Cân đối giữa các bộ phận và cân đối tổng hợp là nhiệm vụ của phòng kế hoạch. Việc cốt yếu nhất để kết quả cân đối chính xác là độ tin cậy của các kết quả về nghiên cứu, dự báo nhu cầu và đánh giá năng lực nội bộ Trung tâm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm tại trung tâm công nghệ thông tin (Trang 47 - 52)