Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài Nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 76)

2.3.2 .Thực trạng quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tạo

2.3.6. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài Nhà trường

trường trong việc thực hiện quá trình đào tạo.

Bảng 2.16. Quản lý thực hiện phối hợp các lực lƣợng trong và ngồi Nhà trƣờng trong Qúa trình ĐT

Quản lý thực hiện phối hợp các lực lượng trong và ngồi Nhà trường trong Qúa trình ĐT Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm Phối hợp giữa các phòng

ban trong Trường 56 168 29 58 8 8 234 2.52 2

Phối hợp giữa Gia đình và

Nhà trường 29 87 43 86 21 21 194 2.09 4

Phối hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp sử dụng lao động

47 141 35 70 11 11 222 2.39 3

Phối hợp với các TRường CĐ, ĐH thực hiện đào tạo liên thông

58 174 30 60 5 5 239 2.57 1

Ẋ = 2.39

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lý thực hiện phối hợp các lực lượng đào tạo trong và ngoài nhà trường trong quá trình đào tạo. Điểm trung bình của cơng tác này được CBQL và giáo viên đánh giá khá cao 2.39. Trong đó được đánh giá cao nhất chính là cơng tác phối hợp với các Trường Cao đẳng, Đại học trong việc thực hiện đào tạo liên thông với số điểm là 2.57. Công tác quản lý việc phối hợp giữa các phòng ban trong trường cũng được nhà trường thực hiện triệt để khi điểm số đạt 2.52. Phối hợp giữa Nhà trường và Cơ sở sử dụng lao động được đahs giá ở mức trung bình với điểm số bằng với điểm trung bình của bảng số liệu là 2.39. Yếu tố phối hợp giữa Nhà trường và gia

đình được đánh giá thấp với ức điểm khiêm tốn là 2.09. Đây cũng là kết quả tất yếu trong định hướng quản lý đào tạo của Nhà trường trong thời gian qua phù hợp với đặc điểm đào tạo hệ TCCN khác với Quản lý đào tạo ở trường THPT khi mà Nhà trường và gia đình phải thường xuyên liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình đào tạo. Trong thời gian tới thì việc quản lý mối liên hệ giữa Nhà trường và phụ huynh cần được quan tâm hơn nữa.

Nhà trường luôn gắn với các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng lao động để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, khoa học và công nghệ mới... từ đó bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình để nhà trường khơng bị tụt hậu, theo kịp với sản xuất. Mặt khác, để khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất mới với sự yếu kém, thiếu hụt trên nhiều mặt của đội ngũ nghề TCCN đã và đang được đào tạo (trình độ tay nghề là chủ yếu) do sự hạn chế về kinh phí đầu tư thì sự liên kết giữa nhà trường với đơn vị sản xuất, đơn vị sử dụng lao động là một trong những giải pháp cơ bản, góp phần giải quyết được mâu thuẫn đó.

Biểu đồ 2.6. Thực trạng Quản lý thực hiện phối hợp các lực lượng trong và ngoài Nhà trường trong Qúa trình ĐT

2.4. Phân tích SWOT của cơng tác quản lý đào tạo Trƣờng Trng câp Giao thông Vận tải Hà Nội

Trước khi đi vào phân tích, xin được gải thích nghĩa của từ "SWOT". Đó là từ viết tắt từ các chữ cái đầu tiên trong các từ tiếng Anh. Cụ thể là các từ:"strong" có nghĩa là điểm mạnh, "weak" có nghĩa là điểm yếu, "opportunities" có nghĩa là thuận lợi, và cuối cùng là "threats" có nghĩa là khó khăn. Như vậy từ "SWOT" có nghĩa là điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn.

Bức tranh phác họa thực trạng của công tác quản lý bên trên đã cho thấy có quá nhiều điểm cịn tồn tại. Tuy nhiên phải đặt cơng tác quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường trong điều kiện cụ thể hiện nay mới thấy hết được những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như là những thuận lợi và thách thức. Việc hiểu được đầy đủ các phương diện và bối cảnh của công tác quản lý đào tạo sẽ giúp cho việc đề xuất các biện pháp cải tiến bám sát thực tế và có hiệu quả.

* Điểm mạnh (Strong):

Để đào tạo có kết quả và duy trì được số lượng học sinh ổn định, cơng tác quản lý đào tạo TCCN cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong tồn bộ q trình đào tạo. Trong thời gian qua từ năm 2008 đến nay công tác quản lý đào tạo của Nhà trường đã bộc lộ những điểm mạnh sau:

- Đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng, đặc biệt là người lãnh đạo cao nhất Trường. Khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở hai phương diện sau: + Thứ nhất là rất nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực lao động trình độ trung cấp. Nhà trưỡng đã cung ứng kịp thời nguồn nhân lực lao động có tay nghề ở trình độ trung cấp cho ngành giáo dục, cho xã hội. Góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt "thợ" lao động trực tiếp. Một mặt góp phần nâng cao vị thế đào tạo của Nhà trường

+ Thứ hai là từ tầm nhìn mang tính chất chiến lược đó đội ngũ cán bộ quản lý trong Trường đã dám nghĩ, dám làm, biết tận dụng mọi lợi thế về CSVC, phịng thí nghiệm

- Cách thức quản lý đào tạo hiện nay của Trường đã phát huy được các ưu điểm của Nhà trường. Đó là tính thứ bậc chặt chẽ từ cấp lãnh đạo cao nhất cho tới người cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia mọi hoạt động của công tác quản lý. Tinh

thần thực thi mệnh lệnh rất cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Như vậy là hiệu lực của công tác quản lý đã phát huy cao độ. Mọi chủ trương chính sách vì thế khi đã được đề cập tới và ban hành đều được thực thi một cách nhanh chóng, thuận lợi.

- Điểm mạnh đáng nói đến trong công tác quản lý đào tạo tại Trườngm trong thời điểm hiện nay là sự tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong trung tâm đa phần là những người sống trọn vẹn cả đời với nghề làm thầy và rất tâm huyết với nghề. ở họ khơng có sự len lỏi cái ý thức trục lợi hay thương mại hóa cơng nghệ đào tạo. Họ ln là những tấm gương rất sáng, rất đáng tự hào vì sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và cho đất nước.

* Điểm yếu (Weak):

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, công tác quản lý đào tạo của Trường cũng đồng thời bộc lộ những điểm yếu sau:

- Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự của trung tâm cịn có nhiều điểm chưa hợp lý.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ tin học và ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Điều này gây cản trở nhiều trong hoạt động bồi dưỡng, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn. Để triển khai cơng tác đổi mới phương pháp giảng dạy trong trung tâm địi hỏi phải có thời gian và phải thực sự có các biện pháp thực thi cụ thể thì mới có chiều hướng tiến triển.

- Cơng tác chỉ đạo, điều khiển trong Trường quá mạnh ở một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới. Mọi phát ngôn, mệnh lệnh của thủ trưởng đều được tuân thủ mà khơng có sự phản hồi. Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo cịn có một mặt khác tạo nên thế cân bằng ổn định trong quản lý là thông tin theo nhiều ngược lại từ cấp dưới lên cấp trên. Điều này đôi lúc gây nên sự không thỏa mãn khi thực thi công vụ trong đội ngũ cán bộ giáo viên cấp dưới. Căng thẳng hơn nữa là gây nên sự mất đoàn kết trong tập thể cán bộ trung tâm.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá một cách toàn diện, và sát thực chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Chính vì vậy mà kéo theo hàng loạt các vướng mắc về việc đúc rút kinh

nghiệm và điều chỉnh tịan bộ mục tiêu, nội dung, chương trình cũng như là phương pháp đào tạo.

- Chưa biết phát huy hoạt động của ĐOàn THCS Hồ Chí Minh với cơng tác giáo viên chủ nhiệm trong quá trình rèn luyện, phát triển nhân cách học sinh. Phong trào Đồn THCS Hồ Chí Minh mới chỉ diễn ra theo hình thức. Chưa thực sự phát huy vai trị chính trị to lớn là thu hút lực lượng đoàn viên thanh niên học sinh tham gia sống đẹp, hăng say trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp

- Chưa khuyến khích, động viên được tinh thần tự chủ, hăng say trong công tác của đội ngũ cán bộ giáo viên cấp dưới. Chính vì vậy mà giữa các nhóm chun mơn, các tổ thành viên, giữa các cá nhân không tạo được sự hợp tác và liên kết một cách thực sự.

* Thời cơ (Opportunities):

- Công tác quản lý trong giáo dục và đào tạo nói chung ( tất nhiên bao gồm cả cơng tác quản lý q trình đào tạo hệ TCCN) đang được đề cao ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Điều này là một thuận lợi lớn tạo tiền đề cho mọi sự đổi mới trong công tác quản lý đào tạo..

- Xu hướng hội nhập trong kinh doanh sẽ dẫn tới xu hướng hội nhập về thị trường lao động. Trong giới hạn nội địa, trong nước tư duy nặng về bằng cấp, khoa cử, nặng về tấm bằng đại học sẽ dần bị xóa bỏ. Bắt đầu có những tư duy mới, cách nhìn mới về đào tạo nghề nói chung và đào tạo hệ TCCN nói riêng. Nhiều em học sinh đã bắt đầu xác định học TCCN làm bước đi chính để giải quyết vấn đề trong cuộc sống của mình. Đây cũng là một thuận lợi cho cơng tác quản lý q trình đào tạo hệ TCCN bởi nó ảnh hưởng tực tiếp tới số lượng và chất lượng đầu vào của quá trình. Chưa kể kéo theo đó cịn nhiều ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần khác.

- Đội ngũ tham gia cơng tác quản lý q trình đào tạo hệ TCCN có trình độ chun mơn và tay nghề cao. Đây chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trung gian trong trường. Cấp trung gian là cấp địi hỏi vừa phải có trình độ chun mơn, vừa phải có năng lực giao tiếp, có tính độc lập và quyết đốn tương đối trong cơng tác. Với những u cầu địi hỏi cao này thì đội ngũ cán bộ vừa đơng đảo, vừa có trình độ cao làm công tác đào tạo như ở trường hiện nay thực sự là một điểm rất thuận lợi cho công tác quản lý.

Những thời cơ đối với công tác quản lý quá trình đào tạo hệ TCCN của Trường trong thời điểm hiện nay là vô cùng quý giá và tạo ra rất nhiều cơ hội cho việc phát triển chất lượng đào tạo của hệ. Tuy nhiên những thách thức mà công tác quản lý đào tạo của Trường gặp phải cũng khơng nhỏ. Thậm chí ngay trong những thời cơ nếu khơng có đủ khả năng nắm bắt và phát huy nó thì chính nó sẽ lại trở thành những thách thức, những khó khăn cản đường trong công tác quản lý. Một trong những thách thức lớn mà công tác quản lý đào tạo hệ TCCN đang gặp phải đó là:

- Sự bất ổn định trong toàn bộ hệ thống giáo dục TCCN nói chung. Có sự bất ổn định trong định hướng phát triển trong thực tế. Tất nhiên, hiện nay cũng đã có văn bản, chủ trương, chính sách đề ra chiến lược phát triển cụ thể để khắc phục thực tế trên. Sự bất ổn thứ nhất được thể hiện bằng tình trạng khá phổ biến cảnh "thầy mướn, trò mời" của các trường TCCN. Tại sao lại có và lại để tồn tại tình trạng như hiện nay? Câu trả lời nằm ngay trong chính cái nguồng quay của nền kinh tế thị trường. Đồng lương ra trường của cán bộ trung cấp thấp không đảm bảo cuộc sống nên tâm lý chung trong xã hội ít quan tâm và đầu tư đến giáo dục TCCN.. Đầu tư xây dựng được một trường THCN đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đòi hỏi rất nhiều kinh phí và thời gian. Thiếu nguồn tài chính do đầu vào học sinh hạn chế, khơng được đầu tư nên cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo hầu hết là chắp vá. Đội ngũ cán bộ giáo viên rõ ràng không thể được đầu tư để đào tạo lại hay bồi dưỡng thêm về kỹ năng hướng dẫn thực hành nghề nghiệp. Do đó đành phải sử dụng những người đang hoạt động thực tế nghề nghiệp có trình độ và vị trí để tham gia giảng dạy nghề nghiệp. Vậy là cứ tái diễn cảnh "thầy mướn, trò mời". Chất lượng đào tạo thì thả lỏng, khó có thể thu vào một mối.

Sự bất ổn thứ hai đẩy các cơ sở đào tạo TCCN vào tình thế "một cổ nhiều trịng". Các cơ sở đào tạo TCCN ln phải chấp hành mọi sự quy định, mọi thủ tục hành chính vốn dĩ đã là "rườm rà" khi chỉ có một cơ quan chủ quản về quản lý hành chính nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng cuả công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải thông qua việc đánh giá đúng thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo tại Nhà trường trong giai đoạn vừa qua. Nhìn chung thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo về cơ bản đang ngày càng hoàn thiện dần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, tận dụng mặt mạnh và hạn chế những mặt tồn tại của Nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh của Nhà trường như khả năng quản lý sát sao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự đồng lòng của cán bộ nhân viên trong toàn trường, sự quan tâm chỉ đạo của Sở ban ngành thì một số tồn tại của Nhà trường trong gia đạn tới cần khắc phục như cần biết phát huy hơn nữa công tác Đồn, khuyến khích động viên tinh thần tự chủ hăng say trong công tác của đội ngũ cán bộ….

Để công tác quản lý đào tạo tại Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lên thành Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội, cần đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trong thời gian tới phù hợp với thực trạng Nhà trường

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nhìn chung quá trình đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đã từng bước tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thực tế của ngành Giao thơng Vận tải nói riêng cũng như trên cả địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên để phát huy chất lượng đào tạo nhằm khẳng định thương hiệu hơn nữa thì cần phải có các biện pháp quản lý mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các biện pháp quản lý mới thực sự có tác động để cơng tác quản lý xứng đáng làm địn bẩy thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc duy trì và phát huy mặt mạnh vốn có của cơng tác quản lý q trình đào tạo

Những ưu điểm đã đạt được trong cơng tác quản lý q trình đào tạo của Nhà trường từ khi thành lập cho đến nay là không thể phủ nhận. Đội ngũ các cán bộ quản lý ở Trường đã thể hiện rõ ràng phương thức quản lý của mình theo mơ hình quan liêu - một trong những mơ hình quan trọng nhất của mơ hình quản lý chính quy. Mơ hình này có những ưu điểm khá mạnh như:

- Có sự định hướng rõ ràng về mục tiêu phát triển chung của toàn Trường. Mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ trong Trường ở tất cả các cương vị đều khơng nằm ngồi sự hướng tới mục tiêu chung cao nhất của Nhà Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)