3.2.3 .Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên
3.2.4. Tăng cường nguồn lựccơ sở vật chất
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận ngay và làm chủ cơng nghệ nơi cơng tác một cách có hiệu quả.
Việc đầu tư cơ sở vật chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội. Chất lượng đào tạo phải gắn liền với khoa học công nghệ, nhất là ngày nay
ứng dụng tiến bộ khoa học đổi mới từng ngày, những vật liệu mới ra đời. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, nhà trường thực hiện phương châm đầu tư: chuẩn hóa, hiện đại, hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học, nhất là thiết bị thực hành. Cùng với trang thiết bị dạy học, các cơng trình phụ trợ như nhà giáo dục thể chất, thư viện, hệ thống điện, nước, hệ thống đường nội bộ, khuôn viên… cũng tác động đến chất lượng chung trong quá trình đào tạo.
Mục tiêu của giải pháp
Phát triển cơ sở vật chất, phương tiện mới phục vụ đào tạo kết hợp với khai thác, sử dụng, quản lý hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. Đồng thời trang bị kiến thức, tầm nhìn cho cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường có năng lực đủ đảm nhận công việc và trang bị mới cơ sở vật chất, thiết bị.
Các nội dung của giải pháp:
- Trang bị thêm phịng máy tính, phịng thực hành, trang thiết bị dạy và học - Tận dụng, nâng cấp thư viện, mạng internt
-Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản cở sở vật chất – trang thiết bị - Yêu cầu sử dụng trang thiết bị một cách tối ưu
Cách thức thực hiện giải pháp:
- Ưu tiên đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các ngành đang đào tạo và dự định mở mã ngành đào tạo tại trường như: xây dựng phòng học và ký túc xá, khu thực hành về nghề ngắn hạn, nhà thi đấu thể thao, phát triển thư viện theo hướng điện tử, trang thiết bị cho việc tin học hóa nhà trường và học ngoại ngữ, triển khai tốt công tác xây dựng tài liệu dạy và học: chú trọng cả hai mặt tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử cho mỗi mơn học gồm có: bài giảng, giáo trình, đề cương, tài liệu tham khảo. Đồng thời khắc phục nhanh các môn học không đủ tài liệu bằng cách tổ chức biên dịch, phối hợp soạn thảo. Khuyến khích giảng viên tạo website cá nhân có thể hiện đầy đủ thơng tin bài giảng và liên kết cụ thể dẫn đến các tài liệu điện tử tham khảo, đặc biệt là các nguồn tài liệu mở về giáo dục.
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có
học, mở rộng thư viện, thường xun cập nhật giáo trình, bố trí lại phịng đọc hợp lí. Nâng cấp nghiệp vụ đội ngũ quản lý tài sản trường phục vụ chuyên nghiệp, tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học theo đặc điểm yêu cầu bài giảng, phát động phong trào thi đua và khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đồng thời tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch về việc khai thác cơ sở vật chất, thiết bị của các bộ phận thuộc trường đã được phê duyệt.
- Tổ chức quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chặt chẽ, sắp xếp cán bộ phụ trách cơ sở vật chất và đào tạo bồi dưỡng đủ mạnh, đáp ứng phát triển mở rộng nhà trường, xây dựng cụ thể kế hoạch và quy chế cho mua sắm, bảo quản, khai thác, thanh lý. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên về tình hình sử dụng, có đầy đủ sổ quản lý tài sản và theo dõi việc mượn và trả rõ ràng, mỗi khi có hư hỏng, mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch. Hằng năm tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa thay thế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết, định rõ những thứ mua sắm, bổ sung, dự trù xin ngân sách có tính đến các nguồn tài chính có thể tự huy động được. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền ý thức bảo quản tốt tài sản nhà trường đến tồn thể cán bộ, CNV, GV xem đó là nghĩa vụ và là trách nhiệm chung của mọi người. Bên cạnh đó cần phối hợp tốt các tổ chức bên ngoài trường để đảm bảo quản lý tài sản nhà trường.
Nhà trường cần phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ thuật phụ trách cơ sở vật chất đi tham quan thực tế, để mở rộng tầm nhìn về xu thế phát triển cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, từ đó tập thể nhà trường có những suy nghĩ, những đóng góp thiết thực, hiệu quả cao cho việc cải thiện chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng hội nhập nhanh và mạnh.- Để khai thác và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả cần tiến hành các biện pháp+ Có tủ, kệ, các phương tiện bảo quản thiết bị, tuyên truyền ý thức bảo quản tốt thiết bị cho toàn thể cán bộ, CNV, GV trong tồn trường, xem đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người.
+ Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản và khai thác CSVC, thiết bị dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên về tình hình sử dụng thiết bị dạy học.
+ Lập sổ quản lý thiết bị theo quy định về quản lý tài sản của trường, sổ theo dõi việc mượn và sử dụng thiết bị của GV.
+ Tập huấn cho GV kỹ năng sử dụng thiết bị, cử GV chuyên trách về công tác thiết bị.
+ Tăng cường bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo song so với nhu cầu, hiện tại Nhà trường vẫn chưa đáp ứng đươc. Để phục vụ cho chiến lược phát triển của trường từ nay cho đến năm 2020, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là việc cần thiết và hợp lý:
+ Đối với hệ thống phịng học:
Hiện nay, với trụ sở chính, nhà trường có 15 phịng học lý thuyết. Tuy nhiên một số phịng học trong số đó đã được xây dựng khá lâu , cơ sở vật chất xuống cấp, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy và học. Cải tạo nâng cấp số phịng học hiện có và tiếp tục xây dựng mới bổ sung về phòng học lý thuyết đảm bảo đủ nhu cầu về lớp học do quy mô đào tạo của nhà trường hàng năm không ngừng tăng lên. Việc xây dựng phòng học chất lượng cao, cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh sinh viên, hệ thống phòng học này được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại: hệ thống âm thanh, máy chiếu rất cần thiết. Phải sử dụng triệt để khu học lý thuyết, ngoài giờ học chính khóa ở trường nên có quy định về thời gian mở cửa buổi tối để cho học sinh sinh viên tự học trên giảng đường.
+ Đối với thư viện và tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh:
Trên thực tế, nếu học sinh ở trương chỉ có nghe bài giảng của giá viên trên lớp, khơng có tài liệu tham khảo thì kiến thức tiếp nhận được là tất ít. Vì vậy vấn đề đặt ra là nhà trường cần tăng số đầu sách để học sinh có điều kiện nghiên cứu tham khảo, bổ sung thêm kiến thức. Thư viện nhà trường hiện nay có diện tích khoảng 70m2 với khoảng 120 đầu sách, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập. Với số lượng sách ít ỏi đó, thư viện khơng thể phục vụ nhu cầu cần tra cứu, học tập của giáo vien và học sinh trong trường. Với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo thì sức phục vụ như vậy là quá nhỏ bé, số lượng đầu sách
cũ lại chiếm trên 60%. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đọc sách và tìm tài liệu của học sinh và giáo viên, trong thời gian tới Nhà trường nhanh chóng mở rộng thêm thư viện, xây dựng thêm phòng đọc, tăng đầu đọc sách lên 250 đầu sách vào năm 2013 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của học sinh và bổ sung thêm đầu sách và tài liệu tham khảo mới cho giáo viên và học sinh đồng thời thư viện nhà trường phải kết hợp với giá viên để kịp thời cập nhật những công nghệ khoa học kỹ thuật, những tài liệu khoa học phục vụ cho các mơn học có liên quan.
+ Đối với hệ thống phịng thực hành chun mơn:
Hiện nay, hàng năm Nhà trường tuyển sinh khoảng 400 học sinh hệ trung cấp và 500 sinh viên hệ liên thông, do vậy nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, thêm phòng học, trang thiết bị học tập các chun ngành như: Kế tốn. Cơng nghệ thông tin. Đào tạo ngắn hạn Tiếng Anh
Với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp hiện nay thì học sinh ra trường ngồi việc có trình độ chun mơn và nghiệp vụ, thì học sinh cịn phải biết ngoại ngữ nhưng hiện tại Nhà trường chưa có phịng thực hành ngoại ngữ của học sinh nên khả năng nghe nói ngoại ngữ của học sinh sau khi ra trường còn thấp.
+ Đối với phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy:
Hiện nay, Nhà trường đã trang bị được hệ thống âm thanh tại hội trường cịn các phịng học khơng được trang bị hệ thống âm thanh nên việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo chất lượng dạy và học nhà trường cần trang bị hệ thống âm thanh và có các thiết bị chống ồn để tránh ảnh hưởng đến các phòng học bên cạnh.
Với địi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao thì phương tiện, thiết bị giảng dạy cũng phải đồng bộ hóa. Nhà trường nên thiết kế đồng bộ hệ thống âm thanh, phông chiếu tiến tới trang bị máy chiếu ngay tại lớp học, nhằm giảm thiểu thời gian chuẩn bị cho giáo viên khi lên lớp. Đồng thời thành lập đội ngũ bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị này. Đây là giải pháp tương đối tốn kém nhưng không phải làm đơn xin sửa chữa tốn nhiều thời gian và phiền hà cho người sử dụng. Máy chiếu đa năng nhà truồng có thể trang bị dần qua các năm học.