Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 83)

2.3.2 .Thực trạng quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tạo

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nhìn chung quá trình đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội đã từng bước tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu thực tế của ngành Giao thơng Vận tải nói riêng cũng như trên cả địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên để phát huy chất lượng đào tạo nhằm khẳng định thương hiệu hơn nữa thì cần phải có các biện pháp quản lý mới phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các biện pháp quản lý mới thực sự có tác động để cơng tác quản lý xứng đáng làm địn bẩy thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc duy trì và phát huy mặt mạnh vốn có của cơng tác quản lý q trình đào tạo

Những ưu điểm đã đạt được trong cơng tác quản lý q trình đào tạo của Nhà trường từ khi thành lập cho đến nay là không thể phủ nhận. Đội ngũ các cán bộ quản lý ở Trường đã thể hiện rõ ràng phương thức quản lý của mình theo mơ hình quan liêu - một trong những mơ hình quan trọng nhất của mơ hình quản lý chính quy. Mơ hình này có những ưu điểm khá mạnh như:

- Có sự định hướng rõ ràng về mục tiêu phát triển chung của toàn Trường. Mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ trong Trường ở tất cả các cương vị đều khơng nằm ngồi sự hướng tới mục tiêu chung cao nhất của Nhà Trường.

- Có cấu trúc thứ bậc và quyền hạn rất chặt chẽ. Do đó mọi hoạt động của trường sẽ do Hiệu trưởng quyết định. Tập thể cán bộ, giáo viên thực thi mệnh lệnh một cách nhanh chóng

- Mọi quyết định và hành vi đều được điều chỉnh bởi các quy tắc và quy chế một cách khách quan. Khơng có sự can dự của tình cảm cá nhân.

Trong q trình cải tiến cơng tác quản lý, đề tài muốn khẳng định lại những giá trị đã xây dựng được của đội ngũ cán bộ quản lý của Trường. Bằng con mắt của người mới vào nghề, được đào tạo sâu về chuyên môn quản lý giáo dục, tác giả cũng xin mạnh dạn áp dụng những kiến thức mới được trang bị của mình để hồn

thiện hơn những hoạt động thực tiễn của Nhà trường. Đề tài khơng phủ định hồn toàn những giá trị của công tác quản lý hiện tại. Những biện pháp đề xuất trong đề tài chỉ nhằm thay đổi những mắt xích chưa được của cơng tác quản lý q trình đào tạo hiện tại ở trường mà thơi. Chính vì vậy, trước khi đưa ra các biện pháp cải tiến tác giả cũng xin được bảo tồn những giá trị vốn có của cơng tác quản lý. Coi đó như là một trong những giá trị mang tính chất truyền thống, mang nét văn hóa của nhà trường cần phải phát huy trong thế kỷ của sự hội nhập và phát triển này.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ của các biện pháp

Có thể nói cơng tác quản lý q trình đào tạo của Nhà trường có rất nhiều nội dung. Cải tiến từng nội dung phải tính tới tồn bộ q trình đào tạo, phải đặt mục tiêu tổng thể của cả quá trình lên trên. Gắn từng biện pháp cụ thể với hiệu quả của tồn bộ hệ thống. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng các biện pháp đó là tính đồng bộ. Đảm bảo rằng cải tiến cơng tác quản lý quá trình đào tạo ở Trường là cải tiến đồng bộ ở nhiều chức năng của công tác này. Sự góp sức cả về mặt trí tuệ, cơng sức lẫn của cải vật chất ở tất cả các khía cạnh cần thiết có sự đầu tư đổi mới. Bài học thực tế về thực hiện cải cách, cải tiến có rất nhiều. Kinh nghiệm rút ra là phải có sự cố gắng, sự thay đổi đủ sức mới có thể tạo ra một chất lượng cao hơn. Nếu không, rõ ràng cơng sức của cải đầu tư chỉ mang tính chắp vá, vụn vặt mà vấn đề đặt ra lại không được giải quyết. Các biện pháp đề xuất trong đề tài lấy cơ sở từ những đánh giá, nhìn nhận kỹ lưỡng, tỉ mỉ về thực trạng công tác quản lý trong Trường. Từ đó sẽ đề xuất một phương án tổng thể đảm bảo đủ sức nâng chất lượng đào tạo của Trường lên một tầm cao mới cho đúng với ý đồ phát triển của Trường.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và khoa học của các biện pháp

Tính hệ thống khẳng định tất cả các biện pháp đề xuất đều hướng tới giá trị chung nhằm nâng cao chất lượng quá trình đào tạo tại Trường. Từng biện pháp cụ thể không hề mâu thuẫn với nhau. Ngược lại, chúng có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau tạo nên diện mạo mới cho cả quá trình đào tạo của Nhà trường. Thực hiện biện pháp này đồng thời cũng là cơ sở, điều kiện để thực hiện biện pháp khác. Tuyệt đối khơng có trường hợp thực hiện biện pháp này lại gây cản trở tới quá trình tiến hành các biện pháp khác.

Các biện pháp được đề xuất tuân theo một trật tự nhất định từ rất cần thiết đến cần thiết, rất khả thi đến khả thi. Sự khoa học của các biện pháp đảm bảo rằng các biện pháp là chắt lọc nhất, ưu việt nhất để tạo ra một chất lượng cao nhất với điều kiện hiện có. Các biện pháp tuy đồng bộ; hệ thống nhưng phải mang tính khoa học: khơng thừa, khơng lãng phí, cũng khơng thiếu hụt.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất nảy sinh từ chính những tồn tại, những mâu thuẫn cần tháo ngỡ trong thực tiễn quá trình quản lý đào tạo của Nhà trường. Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý, không sao chép, không dập khn theo bất kỳ một mơ hình cải tiến sẵn có nào khác. Có chăng đó chỉ là sự tham khảo, đúc rút kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo khác. Nhưng những bài học để áp dụng được cũng phải có cách nhìn nhận và đánh giá theo điều kiện thực tại của Nhà Trường. Chính vì vậy mà các biện pháp quản lý được đề xuất có thể cũng đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong q trình cải tiến cơng tác quản lý giáo dục. Song tại thời điểm hiện tại, với điều kiện cụ thể của Nhà Trường nó lại được nhấn mạnh ở những đặc điểm riêng khác biệt.

3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất ngồi mang tính thực tiễn cao cịn phải đảm bảo tính khả thi để thực hiện được. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Đó khơng phải là những mơ hình lý tưởng trong tiềm thức, mang tính chất "ảnh ảo". Khi đề xuất ra các biện pháp đó phải tính cả những nguồn lực để thực hiện nó: điều kiện về con người, điều kiện về CSVC, tài chính, v.v..

Có thể có những biện pháp khác nghe có vẻ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn về mặt lý thuyết. Nhưng cũng phải lưu ý rằng, trong hoàn cảnh hiện tại của Nhà Trường không thể đi theo cái lối thẳng ấy được. "Đường thẳng bao giờ cũng là đường ngắn nhất". Chân lý ấy đúng nhưng cịn có một chân lý khác đúng hơn đó là: "Đường thẳng bao giờ cũng là đường khó đi". Muốn đi được đường thẳng địi hỏi phải có một nguồn lực đủ lớn về tất cả các phương diện. Vì vậy Nhà Trường phải tự tạo cho mình những bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của đơn vị để có thể đến được cái đích cần đến.

Trên đây là những nguyên tắc mà tác giả tuân theo khi xây dựng các biện pháp quản lý. Những nguyên tắc này giống như các mặt của khối đa diện, phức tạp; của quá trình xây dựng nên các biện pháp quản lý. Nhờ có những nguyên tắc này mà các biện pháp đề xuất đều mang tính hiệu quả và thiết thực tối đa trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong thời điểm hiện nay.

3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo tại Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

Căn cứ vào thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tảI Hà Nội cũng như các nguyên tắc đề xuất biện pháp Quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội tác giả đề xuất 5 biện pháp

- Củng cố và phát triển chương trình đào

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo - Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên

- Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất

-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo.

Năm biện pháp này có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau và cùng hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển. Trong q trình thực hiện khơng nên đề cao hay đánh giá thấp vai trò của biện pháp nào. Tùy từng thời gian, hoàn cảnh cụ thể mà ưu tiên biện pháp nào trước biện pháp nào sau vì 5 biện pháp có mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển.

3.2.1. Biện pháp 1: Củng cố và phát triển chương trình đào tạo Mục tiêu của biện pháp

Củng cố và phát triển chương trình đào tạo hiện tại làm tiền đề nâng cao chương trình đào tạo lên bậc cao đẳng trong thời gian tới, nâng cao kiến thức, tầm nhìn cho giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trường cao đẳng mà Nhà trường đã dặt ra. Phát triển chương trình đào tạo cịn góp phần hồn thiện thêm kiến thức, kỹ năng cho học sinh, kích thích khả năng tự tìm tịi, học hỏi của học sinh.

Các nội dung biện pháp:

Hiện nay các chương trình đào tạo của nhà trường vẫn còn nhược điểm là tỷ lệ số tiết dạy lý thuyết lớn, vì thế ngồi việc xây dựng chương trình đào tạo mới nhà

trường cần phải chú trọng đến việc cải tiến hồn thiện chương trình đào tạo cũ đang sử dụng. Cơng tác biên soạn lại giáo trình đang được nhà trường tiến hành sự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành, tuy nhiên cơng tác vẫn cịn nhiều điều chưa hợp lý. Có thể hồn thiện giáo trình tài liệu của trường theo quy trình sau:

- Xây dựng chương trình đào tạo cần thành lập hội đồng khoa học gồm những giáo viên có kinh nghiệm kiến thức kỹ năng biên soạn giáo trình và lấy ý kiến của những nhà quản lý giáo dục, những chuyên viên kỹ thuật, chuyên gia trực tiếp liên quan đến nghề đào tạo, những nhà quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình biên soạn cần phải tham khảo học hỏi những tài liệu có liên quan ở trong nước và nước ngoài.

- Khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà người học cần phải có sau khi ra trường, tìm hiểu đặc điểm thiết bị, cơng nghệ quy trình sản xuất, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng nội dung chương trình cho phù hợp.

- Lập các nhóm chun mơn phân tích đánh giá nhu cầu trên cơ sở đó xác định các kỹ năng cần có của người sinh viên, xác định mục tiêu đào tạo, hệ thống kiến thức kỹ năng yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà học sinh sinh viên cần phải có sau khi tốt nghiệp.

- Xây dựng số lượng môn học, cơ cấu môn học lý thuyết, môn thực hành, môn đại cương và môn chuyên ngành sao cho nội dung giữa các phần khoa học, cập nhật phù hợp với yêu cầu thực tế không bị chồng chéo, không quá nặng với từng cấp học.

- Cần xây dựng chương trình đào tạo theo mơ đun liên thơng và tổ chức đào tạo theo tín chỉ, Có như vậy chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội theo nguyên lí đào tạo gắn với lao động sản xuất, với xã hội.

- Xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn năng lực nghề nghiệp của những ngành nghề ưu tiên trong các lĩnh vực: Tài chính- Ngân hàng. Cơng nghệ thông tin, Tổ chức bồi dưỡng kiên thức phát triển chương trình đào tạo cho các giáo viên và học sinh.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo mơ đun liên thơng và tổ chức đào tạo theo tín chỉ, Có như vậy chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội theo nguyên lí đào tạo gắn với lao động sản xuất, với xã hội.

- Xây dựng chương trình đào tạo gắn với chuẩn năng lực nghề nghiệp của những ngành nghề ưu tiên trong các lĩnh vực: Xây dựng Cơng trình giao thơng, Tài chính- Ngân hàng. Cơng nghệ thông tin, Tổ chức bồi dưỡng kiên thức phát triển chương trình đào tạo cho các giáo viên và học sinh.

- Đổi mới việc thực hiện chương trình đào tạo trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ dạy học, phương pháp dạy học mới và công nghệ đánh giá trong giáo dục

Cách thức thực hiện biện pháp:

- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về chương trình đào tạo theo định hướng của Bộ. Đồng thời, bồi dưỡng cán bộ - giáo viên làm công tác đào tạo thông qua những lớp bồi dưỡng về công tác đào tạo và quản lý đào tạo.

- Sau mỗi năm học Phòng Đào tạo cần tham mưu với Ban Giám hiệu tổng kết việc thực hiện và chỉnh sửa - bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp dựa trên thực trạng kết quả học tập của học sinh.

- Nâng cấp trường thành trường cao đẳng đào tạo đa cấp, đa ngành và đào tạo theo 3 hình thức: chính quy, khơng chính quy và liên thơng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo

Mục tiêu của giải pháp

Bên cạnh việc phát triển chương trình đào tạo nhằm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo một cách có hiệu quả nhất thì Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo là điều tất yếu. Bởi khi đã phát triển chương trình đào tạo theo định hướng chuẩn mà khơng quản lý chặt chẽ thì phát triển chương trình đào tạo cũng khơng có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo bao gồm: quản lý, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo; quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo và điều chỉnh chương trình đào tạo; quản lý

việc điều chỉnh chương trình đào tạo khoa học, chặt chẽ tạo tiền đề nâng chương

Các nội dung của giải pháp:

- Kiểm tra thực hiện chương trình đào tạo. - Kiểm tra điều chỉnh chương trình đào tạo

Cách thức thực hiện giải pháp:

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các phịng, khoa, bộ mơn chặt chẽ hơn. Cụ thể, đầu năm học khoa, bộ môn lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng của khoa (dựa vào chương trình khung). Sau đó, gửi về Phịng Đào tạo để Phòng Đào tạo kiểm tra và Phòng Đào tạo liên hệ với phịng kế tốn dự trù kinh phí chi trả cho giáo viên cơ hữu vượt giờ cũng như chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng.

- Khoa, bộ môn bắt buộc mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, thống nhất nội dung, phương pháp và yêu cầu đối với sinh viên cho từng chương, từng bài dạy, từng bài kiểm tra, nhằm kích thích khả năng tìm tịi, nghiên cứu, thao tác trên máy chuyên môn của sinh viên.

- Khoa, bộ môn bắt buộc giáo viên nghiên cứu và cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi ở môi trường thực tế để kịp bổ sung, thay đổi chương trình giảng dạy ở từng bài, chương của môn học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

- Khoa, bộ mơn duyệt giáo trình và đề cương mơn học trước khi năm học bắt đầu để cập nhật kiến thức mới.

- Khoa, bộ môn phải làm việc và thống nhất với các giảng viên cùng tổ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)