Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 98 - 100)

3.2.3 .Quản lý linh hoạt hoạt động dạy của giáo viên

3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo

Mục tiêu của biện pháp:

Thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá cũng có nghĩa là góp phần làm nâng cao chất lượng đào tạo.

Đối với học sinh thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá chúng ta có thể biết

được mức độ tiếp nhận kiến thức trong phần lý thuyết và kỹ năng thực hành của học sinh. Đồng thời cũng đánh giá được kỷ luật, thái độ nghề nghiệp

Đối vơi giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực

hiện nghiêm túc thì thơng qua kết quả này cũng co thể đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khả năng sư phạm, năng lực chuyên môn của giáo viên.

Nội dung và cách thức thực hiện

Nhà trường đã thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của người học thông qua

kết quả kiểm tra, đánh giá của người học, đảm bảo tính khách quan, chính xác, thể hiện được chất lượng của đào tạo. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đã được đa dạng cụ thể như hình thức thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành… là công cụ đánh giá kết quả học tập của người học hiệu quả. Thông qua kết quả của người học, nhà trường có phương án điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy cũng như kiến thức tham khảo cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ; Đổi mới phương pháp kiểm tra để kích thích tính tự chủ của người học và nâng cao khả năng tìm tịi nghiên cứu của người dạy

- Xây dựng và hoàn thiện ngân hàng đề thi cho các mơn học. Hiện nay nhà trường đã có ngân hàng đề thi cho các môn học, nhưng hiện tại hầu hết các bộ môn đều chỉ làm 10 bộ đề và đáp án không phân biệt thời lượng môn học

- Tăng cường tổ chức thi dưới hình thức thi trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa thi trắc nghiệm và tự luận để đảm bảo kiến thức được bao quát đầy đủ và thơng qua đó kiểm tra việc thực hiện các nội dung, chương trình giảng dạy của giáo viên.

- Tiến tới xây dựng hệ thống phần mềm để có thể tổ chức thi và chấm thi trên máy tính để đảm bảo tính chính xác khách quan và cơng khai, tạo sự tin tưởng cho học sinh sinh viên và đồng thời cắt giảm chi phí in đề thi.

- Để hồn thiện và mở rộng hình thức thi trắc nghiệm, nhà trường cần có kế hoạch triển khai định kỳ tiến hành đánh giá kết quả thi để đánh giá chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá, phương pháp tiến hành như sau:

+ Tổ chức họp chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn để lựa chọn các mơn dưới hình thức thi trắc nghiệm.. tổ chức tập huấn, biên soạn đề thi

Yêu cầu nội dung của bộ đề thi trắc nghiệm là phải bao trùm được tồn bộ nội dung chương trình, kết cấu câu hỏi phải gồm phần đánh giá chung và phần để phân loại trình độ nhận thức của học sinh. Số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian làm bài, nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ và cấp học.

Một trong những khâu quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng mới cho quá trình đào tạo là cách thức tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Vấn đề đặt ra là mục tiêu đào tạo sẽ được thể hiện thông qua cụ thể những phương diện gì ở học sinh để có thể kiểm tra, đánh giá. Đảm bảo quá trình kiển tra, đánh giá được thực hiện chính xác, đầy đủ và tồn diện so với mục tiêu đào tạo đã đề ra. Vấn đề tiếp theo là dùng hình thức gì để đo đếm, đánh gía những phương diện đã được xác định đó, nhằm hướng tới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo đã xây dựng.

Hiện nay trong công tác kiểm tra, đánh giá còn chưa thực sự là điểm nhấn, kích thích q trình học tập và rèn luyện khả năng nghề nghiệp của học sinh. Để tiến hành đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh cần:

*) Thực hiện cơng tác kiểm tra gắn chặt với q trình học tập và rèn luyện của học sinh:

- Đánh giá thường xuyên theo định kỳ hoặc bất thường kết hợp với đánh giá kết quả cuối cùng.

- Đánh giá thơng qua nhiều hình thức: viết thu hoạch, viết nghiên cứu, viết chuyên đề, viết tiểu luận, giải quyết tình huống, tổng kết kinh nghiệm, tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thông qua sản phẩm tự tạo của học sinh, v.v.. *) Đánh giá kết quả của học sinh gắn với việc đo lường các mức độ đạt được ở các tiêu chí cụ thể từ mục tiêu chung:

- Cần cụ thể hóa và cơng khai hóa mục tiêu dạy học của từng bài, từng phân môn, từng học phần ở cả 3 mục tiêu nhỏ: kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và nhân cách con người lao động mới XHCN.

- Cần tiêu chí hóa các mức độ kiểm tra, đánh giá để học sinh có thể tự đánh giá và so sánh kết quả của mình với đánh giá của giáo viên.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Có thể khẳng định rằng để nâng cao công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội cần thực hiện đồng nhất 5 nhóm biện pháp trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định song cả 5 nhóm biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý.

Khi quản lý hoạt động trong nhà trường, Trưởng phòng đào tạo phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hồn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)