.8 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 56 - 59)

Đánh giá về chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Xếp loại Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

Kiểm tra chất lượng đầu vào 6 18 57 114 30 30 162 1.74 6

Kiểm tra đánh giá kết thúc học

phần 25 75 56 112 12 12 199 2.14 3

Đánh giá kết quả thực tập, thực

tế 31 93 47 94 15 15 202 2.17 1

Đánh giá Báo cáo TTTN của

học sinh 5 15 78 156 10 10 181 1.95 4

Đánh giá kết quả dự thi TN 27 81 53 106 13 13 200 2.15 2

Nhà trường tự đánh giá 15 45 51 102 27 27 174 1.87 5

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra cho thấy 100% ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng chất lượng, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo điểm trung bình Ẋ = 2.00

Đánh giá kết quả thực tập thực tế đứng vị trí số 1 với Ẋ = 2.17, Đánh giá kết quả dự

thi Tốt nghiệp của học sinh đứng vị trí thứ 2 với Ẋ = 2.15, X= 2.14 là điểm trung

bình của nội dung kiểm tra đánh giá kết thúc học phần.Đánh giá báo cáo TTTN của học sinh, Nhà Trường tự đánh giá và Kiểm tra chất lượng đầu vào đều có điểm trung bình dưới mức điểm 2.00.

Trong thực tế của trường, việc kiểm tra, đánh giá kết quả kết thúc học phần ln được chú trọng về tính nghiêm túc từ khâu ra đề, bảo quản đề thi, gác thi và chấm thi. Điều này phù hợp với thực tế vì từ khi thành lập đến nay, trường chưa tự đánh giá và các cơ quan có chức năng cũng chưa đánh giá, việc đánh giá tiểu luận cuối khóa cũng như đánh giá kết thúc học phần thực tập, thực tế cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác quản lý phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh cịn bng lỏng và trở thành vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền độc lập của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên tự xây dựng cách thức đào tạo, cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh, tự tiến hành các cách thức đó và tự ghi nhận kết quả theo tổng số đầu điểm đã quy định cho bộ môn trong từng học kỳ. Chính vì vậy mới có hiện tượng không đồng đều về chất lượng phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh giữa các giáo viên, giữa các bộ môn. Tại Trường hầu như khơng có sự quản lý bao quát chung, sự nhìn nhận hoặc đánh giá, trao đổi ý kiến thường xuyên trong phạm vi toàn trung tâm về vấn đề này.

Nguyên nhân của thực trạng này là do quá trình đào tạo hệ TCCN vẫn đang chìm vào mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cũ từ năm 2010 đến nay. Với hiện trạng của thực tế tình hình Nhà trường cơng tác quản lý phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh quả là điều khó nắm bắt. Nội dung, chương trình giảng dạy cũ, đội ngũ giáo viên không cập nhật kiến thức mới và phương pháp và cách kiểm tra, đánh giá gần như khơng có. Do vậy cơng tác quản lý các nội dung này cũng không thể tiến hành và đành để ở trạng thái buông xuôi.

Nhà trường đã thành lập tổ khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo, với chức năng phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức tạo lập, kiểm định và quản lý ngân hàng đề thi, tổ chức và chỉ đạo việc thi hành và chấm thi hết môn, thi tốt nghiệp các hệ đào tạo, phối hợp với phòng đào tạo đề xuất với Ban giám hiệu, các Hội đồng chấm thi, tư vấn về hình thức thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh, kiểm tra bảng điểm, lưu trữ, quản lý bài thi đã chấm, gửi bản sao bảng điểm đến các bộ phận có liên quan, tổ chức quản lý kết quả học tập của học sinh - sinh viên các hệ đào tạo, phối hợp phòng đào tạo, phịng cơng tác sinh viên tổng hợp, đánh giá, phân loại kết quả học tập của học sinh theo học kỳ, năm học, tồn khố; soạn thảo các quyết định ngừng học, thôi học, cho phép học tiếp, bảo lưu kết quả học tập chuyển lớp của học sinh trình Ban giám hiệu; lưu trữ bảng điểm gốc, kết quả học tập của học sinh; thừa ủy quyền của Ban giám hiệu ký xác nhận bảng điểm, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của học sinh các hệ chính quy tập trung.

2.3. Thực trạng quản lý đào tạo tại Trƣờng Trung cấp Giao thông Vận tải Hà Nội

2.3.1. Thực trạng quản lý Công tác tuyển sinh

Tuyển sinh hiện nay là vấn đề xương sống của các Trường Trung cấp chuyên nghiệp. Vấn đề khó khăn nhất của các Trường Trung cấp hiện nay nói chung và Trường Trung cấp Giao thơng Vận tải Hà Nội nói riêng đó là cơng tác tuyển sinh do nguồn học sinh ngày càng hạn chế, hơn nữa các Trường Đại học, Cao đẳng cũng được phép đào tạo hệ TCCN nên phần lớn học sinh khơng đỗ Cao đẳng, Đại học đều dăng kí học trong các Trường Cao đẳng, Đại học này chứ ít có ý định học TCCN.

Do đó Quản lý cơng tác tuyển sinh là vẫn đề được Nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp giao thông vận tải hà nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)