Lịch sử đánh giá rủi ro môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 27 - 29)

Nghiên cứu về đánh giá SCMT trong sản xuất và đời sống được quan tâm nhiều trên thế giới. ĐGRRMT đã và đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Mỹ, Canađa và các nước khối cộng đồng châu Âu. Phương pháp giải quyết vấn đề dựa vào việc xem xét những rủi ro trở nên nổi bật trong công nghiệp hạt nhân và được tiến hành rộng rãi trong công nghiệp không gian, là ngành có nhiều hệ thống phức tạp và cần thiết phải có độ tin cậy rõ ràng. Trong những năm 1960, phương pháp đánh giá xác xuất của rủi ro – Probabilistic Risk Assessement (PRA) đã phát triển trong ngành công nghiệp này. Sau những sự cố công nghiệp vào những năm giữa thập niên 70 (đáng chú ý nhất là vụ nổ cyclohexane ở Flixborough (Anh) năm 1974 và vụ rò rỉ hơi dioxin tại Seveso (Italia)

năm 1976, khung phương pháp luận của công nghiệp hạt nhân được áp dụng trong cơng nghiệp hóa chất và cơng nghiệp dầu mỏ ở châu Âu những năm 1980. Có nhiều quy định đối với những chất nguy hại được hình thành như hướng dẫn Seveso ở châu Âu … Vào những năm 1970, phương pháp đánh giá định lượng rủi ro – Quantitative Risk Assessment (QRA) và hướng dẫn Seveso đã được sử dụng trong cơng nghiệp hóa chất. Từ những năm 1990, trong cơng nghiệp tàu biển đã áp dụng phương pháp đánh giá độ an toàn – Formal Safety Assessement (FSA). Gần đây nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường, bao gồm đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA), đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) và đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA) [47]. Joseph F và B. Diane Louvar [138] nghiên cứu về đánh giá SCMT do hóa chất với phương pháp đánh gía quan hệ liều lượng-phản ứng. ĐGRRMT sơ bộ và chi tiết được áp dụng cho eo biển Malacca (chung của ba nước Singapo, Malaixia và Inđônêxia) năm 1999, đưa ra các kết luận quan trọng về khả năng rủi ro do tràn dầu và các đề xuất liên quan cho ba quốc gia nói trên. ĐGRRSB đã hồn thành đối với vịnh Manila, Philipin, bước đầu xác định và lượng hóa được mức độ của các rủi ro chính đối với mơi trường nước của vịnh.

Ở Việt Nam, đánh giá SCMT đã bước đầu được quan tâm. Luật BVMT Việt Nam giới thiệu những quy định chung về SCMT và phịng ngừa SCMT [41]; Chính phủ ban hành quy chế quản lý an tồn trong các họat động dầu khí [84]. GS.TSKH Lê Huy Bá giới thiệu tổng quan về SCMT và phương pháp đánh gía SCMT [1]; PGS.TS Huỳnh Thị Minh Hằng giới thiệu tổng quan về rủi ro và quy trình đánh giá rủi ro trong họat động dầu khí [26]; GS Lê Văn Khoa giới thiệu tổng quan về tai biến môi trường và cách ứng xử tai biến mơi trường [35]; TS. Chế Đình Lý giới thiệu về phân tích hệ thống mơi trường và hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường [47], TS. Lê Thị Hồng Trân hướng dẫn đánh giá rủi ro sinh thái và rủi ro sức khỏe [95]; TCT dầu khí Việt Nam ban hành các văn bản hướng dẫn giám sát ATLĐ trong các họat động dầu khí [85], hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí [86], hướng dẫn quản lý ATLĐ và VSLĐ trong các họat động dầu khí [87] đề cập chủ yếu tới cơng tác hướng dẫn quản lý an tồn trong chế biến dầu khí. Tuy nhiên, đánh giá sự cố được giới thiệu trong các văn bản nói trên hầu như chỉ mang tính chất định tính. Một số báo cáo đánh giá RRMT cho các dự án cụ thể đã được thực hiện như ĐGRRSB môi trường vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng được thực hiện bởi nhóm chuyên gia đa ngành với sự tham vấn của các chuyên gia của chương trình hợp tác khu vực trong quản lý mơi trường biển Đông nhằm nâng cao năng lực của địa phương trong quản lý tài nguyên, môi trường vùng ven bờ, tạo cơ sở để hồn thiện chương trình quan trắc mơi trường và các kế hoạch, quy định về quản lý tài nguyên, môi trường liên quan và một số báo cáo khác [76]. Trong nền kinh tế phát triển như Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu đánh giá về SCMT hiện có chưa đáp ứng yêu cầu BVMT với phát triển kinh tế. Đã đến lúc, đánh giá SCMT cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nữa nhằm sử dụng hiệu quả hơn các cơ sở dữ liệu môi trường thu thập được trong những năm qua, hồn thiện các chương trình quan trắc môi trường trên cơ sở các thông tin quan trọng được xác định, tập trung vào những vấn

đề ưu tiên, có nguy cơ gây rủi ro cao, tạo cơ sở khoa học tin cậy cho các đề xuất quản lý RRMT [76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)