ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SỰ CỐ TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG ATMT TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM
LPG chính thức có mặt trở lại thị trường Việt Nam vào năm 1994 [69]. Bên cạnh vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, chế biến và sử dụng LPG cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây SCMT. Ở nước ta, do cơng nghiệp khai thác, chế biến dầu khí cũng như việc sử dụng LPG mới phát triển trong những năm gần đây, nên sự cố trong sử dụng LPG trong thời gian qua chưa ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng những sự cố vừa và nhỏ đã xảy ra trong sử dụng LPG thời gian qua cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra những thảm hoạ nếu chúng ta khơng có những biện pháp phịng ngừa. Nhiều sự cố trong sử dụng LPG đã được ghi nhận như trong phần 4.2.3.
• Nhận thức về mức độ nguy hiểm và ý thức phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam chưa cao:
Hình 4.23, 4.24, 4.25 cho thấy người sử dụng do không nhận thức được mức độ nguy hiểm của LPG nên đã đặt bình chứa LPG ngay sát cạnh lị đốt và mồi lửa gây nguy hiểm cho tính mạng bản thân và cộng đồng
Ảnh do tác giả luận án chụp lúc 7h30 ngày 12/05/2009 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận I, Tp.Hồ Chí Minh vào thời điểm đông người lưu thông. Đây cũng là thời điểm mà nhân viên công ty dịch vụ cơng ích bắt đầu ngày làm việc. Chú thích ảnh: Khu nhà tầng phía bên phải các bức ảnh là bệnh viện phụ sản Từ Dũ, bênh viện hàng đầu về sản khoa của phía Nam, nơi có rất bệnh nhân. Các dãy nhà phía bên trái bức ảnh là khu nhà làm việc của ngân hàng ACB – nơi có đơng người đến giao dịch vào buổi sáng và toà soạn báo Sài Gịn giải phóng. Nếu sự cố nổ thiết bị chứa LPG xảy ra tại khu vực này sẽ gây thiệt hại rất lớn về người
Hình 4.23: Sử dụng bình gas cạnh lị đốt trên xe ơ tơ
Hình 4.24: Sử dụng bình gas cạnh lị nấu sơn
Hình 4.25: Sử dụng gas để đốt và nấu liên hoàn
Tác giả luận án đã tiến hànhkhảo sát thực trạng công tác bảo đàm an tồn, phịng ngừa sự cố trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009 với số lượng 45 đại lý kinh doanh gas và 500 người sử dụng trực tiếp nhằm mục đích khảo sát nhận thức và ý thức của người sử dụng gas về ATLĐ, BVMT và PCCN; nguy cơ gây sự cố và những sự cố đã xảy ra trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh [57]. Do giới hạn về kinh phí nên khảo sát chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp (danh sách các đại lý và hộ gia đình được phỏng vấn trình bày trong phụ lục VIII). Sau đây là kết quả khảo sát tình hình sử dụng LPG tại thành phố Hồ Chí Minh trên số lượng đối tượng và phạm vi khảo sát:
Kết quả khảo sát đối tượng sử dụng trực tiếp LPG trong hộ gia đình được trình bày trong hình 4.26
Người trưởng thành (NTT) đủ khả năng để xử lý kịp thời các sự cố khi xảy ra nếu như được trang bị đầy đủ kiến thức chiếm 96% số người sử dụng. Khoảng 4% số người sử dụng khơng đủ kiến thức về an tồn trong sử dụng LPG tại gia đình.
Hình 4.26: Đối tượng sử dụng LPG gia đình
• Về phía người dân: kiến thức của người dân về ATMT trong sử dụng LPG còn hạn chế. Các đại lý phân phối gas chưa hướng dẫn cách sử dụng an toàn khi cung cấp gas cho người dân. Các đại lý chỉ hướng dẫn khi người dân yêu cầu và cũng chỉ hướng dẫn sơ bộ. Nhận thức của đa số người dân chỉ dừng lại ở chỗ: sử dụng gas thì có thể sẽ gây cháy, nổ nhưng khơng biết mức độ nguy hiểm thế nào?
• Về phía các cơ sở kinh doanh gas: Phần lớn các đại lý đều quan tâm đến các vấn đề an toàn cháy, nổ tại cơ sở. Các đại lý đều có dụng cụ chữa cháy tại chỗ, có mối liên hệ với đội chữa cháy gần nhất, có huấn luyện an tồn, PCCC cho nhân viên. Tuy nhiên, mức độ am hiểu các tiêu chuẩn an tồn gas cịn hạn chế. • Gần 80% số đối tượng được khảo sát khơng nhận thức được việc đánh giá các
SCMT có thể xảy ra trong sử dụng LPG và dự báo mức độ thiệt hại về tài sản, con người và môi trường xung quanh.
Kết quả khảo sát về sự cố trong sử dụng gas với đối tượng là hộ gia đình được trình bày trong hình 4.27
Hình 4.27: Tình hình sự cố trong sử dụng LPG
• Các nguy cơ có thể gây sự cố gồm có nguồn nhiệt, nguồn điện, hóa chất và một số nguy cơ khác. Trong đó nguồn nhiệt có nguy cơ cao nhất.
Hình 4.28 cho thấy nhận thức của người sử dụng LPG về đánh giá nguy cơ gây sự cố và phương án phịng chống.
Hình 4.28: Nhận thức của người dân về sự cố trong sử dụng LPG
• Các sự cố rị rỉ và cháy, nổ là nguy cơ xảy ra lớn nhất. Thiệt hại về tài sản và tác động môi trường do cháy, nổ là chủ yếu.
• Phương án ứng cứu khẩn cấp trong các trường hợp xảy ra sự cố là cứu hỏa tại chỗ bằng bình cứu hỏa và kết hợp đơn vị PCCC địa phương.
• 18% số phiếu khảo sát trả lời có xảy ra sự cố trong sử dụng LPG tại gia đình. Tuy mức độ sự cố khơng lớn nhưng cũng cảnh báo những sự cố lớn trong sử dụng gas có thể xảy ra trong tương lai nếu khơng có biện pháp phịng ngừa. • Các cơ sở kinh doanh và sử dụng gas đều có kiến thức cơ bản và ý thức trong
việc bảo đảm an tồn nhưng chưa đủ để phịng ngừa sự cố và lợi nhuận kinh doanh có thể làm họ cố tình hay vơ tình qn đi những vấn đề trên. Mức độ nhận thức về công tác huấn luyện an toàn và bảo hiểm cháy, nổ trong sử dụng LPG của các doanh nghiệp kinh doanh LPG được trình bày trong hình 4.29. Hình 4.30 trình bày kết quả khảo sát về nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG trong phạm vi khảo sát.
Hình 4.29: Nhận thức về phịng ngừa sự cố trong sử dụng LPG
Hình 4.30: Nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG
• Cơng tác quản lý ATMT ở Việt Nam còn bất cập:
Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các TCVN về an tồn, PCCN và BVMT có liên quan tới LPG ở Việt Nam đã được ban hành khá nhiều (danh mục các TCVN về ATMT trong sử dụng LPG được trình bày trong phụ lục XI) và đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATMT trong sử dụng LPG ở nước ta. Nhưng có sự khơng thống nhất giữa các văn bản này, gây chồng chéo trong quản lý, gây lúng túng trong thực hiện ở cơ sở.
Công tác quản lý Nhà nước trong chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các TBAL đã khơng được kiểm sốt chặt chẽ từ nhiều năm nay do có những cơ chế thơng thống của Nhà nước về cải tiến thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp chế tạo TBAL. Thực tế quản lý an toàn trong sử dụng LPG cho thấy: hầu hết các cơ sở sử dụng các bồn chứa LPG công nghiệp là những đơn vị thuê bồn (bên A), có tâm lý cho rằng, trách nhiệm bảo đảm an tồn đối với những bồn này thuộc về cơng ty cho thuê bồn (bên B), nên ít quan tâm tới việc kiểm định bồn chứa LPG. Hơn nữa, bên A, cũng do giới hạn về nhân sự, thường ít có cán bộ kỹ thuật có kiến thức chun mơn về an tồn LPG nên có tâm lý “khóan trắng” vấn đề an tồn bồn chứa LPG cho bên B. Mặt khác, bên B, vì lợi nhuận, có nơi, có lúc đã xem nhẹ các yêu cầu bảo đảm an toàn
trong lắp đặt bồn chứa LPG. Các tiêu chuẩn về ATMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam được tham khảo từ các tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn Australia [109], tiêu chuẩn Hồng Kơng [114], tiêu chuẩn Hoa Kỳ [147], [148] nên có một số điều khơng phù hợp với thực tế sử dụng LPG ở Việt Nam. Ví dụ: các tiêu chuẩn này cho rằng nguy cơ nổ hơi do chất lỏng sôi dãn nở (BLEVE) đối với bồn chứa LPG được xem là nguy hiểm nhất. Vấn đề này cũng đang được áp dụng để đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, sự cố nổ do thiết bị khơng bảo đảm an tồn hoặc do tác động cơ học từ bên ngoài mới là những nguy cơ cần đặc biệt lưu ý, do những điều kiện đặc thù trong sử dụng LPG ở nước ta.
• Do điều kiện kinh tế, thói quen, tâm lý tiêu dùng nên người sử dụng chủ yếu quan tâm tới giá cả, ít quan tâm tới chất lượng;
• Tai nạn giao thông (đường bộ, đường sắt và đường thủy) ngày càng gia tăng; Thêm vào đó, thời gian qua ở nước ta đã xảy ra một số sự cố trong vận chuyển LPG. Điển hình là sự cố xe bồn chở 20 tấn gas bị lật ở Hà Nội ngày 7/5/ 2007 (hình 4.25) như đã trình bày trên đây và sự cố xe bồn chở LPG bị nghiêng khi đang lưu thông trên quốc lộ 5 thuộc địa phận tỉnh Hải Dương
ngày 12/3/ 2007 (hình 4.31).
Những đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam như đã trình bày cũng giống với đặc điểm trong sử dụng LPG ở những nước có điều kiện KT-XH tương tự như: Bangladesh [107], India [108], Malaysia [129], Srilanca [140] ...