Quy trình chung trong đánh giá rủi ro môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 29 - 33)

Cả ba loại HRA, EcoRA, IRA đều có chung một phương pháp luận đánh giá nhưng khác nhau về chi tiết theo yêu cầu riêng của từng mục tiêu đánh giá. Các nước khác nhau có những phương pháp và quy trình đánh giá khác nhau nhưng đều gồm những bước như trong hình 1.4 [47]

Quy trình đánh giá rủi ro mơi trường tổng qt

Xác định mối nguy hại

Khái niệm

Xác định mối nguy hại là phân tích khoa học nhằm xác định mối quan hệ nhân – quả giữa tác nhân – hóa chất gây nguy hại hoặc có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường hay không? Bước này nhằm trả lời câu hỏi: “Có tồn tại hay khơng các tác nhân gây nguy hại trong khu vực quan tâm?”.

Xác định mối nguy hại giúp đưa ra nhận định tính ban đầu về rủi ro về mặt tác động đến sức khỏe. Mục đích là thu thập tất cả các thơng tin phù hợp nhằm xác định sự hiện diện các mối nguy hại đối với sức khỏe con người trong môi trường.

Các bước tiếp theo của đánh giá rủi ro tùy thuộc vào các phát hiện trong giai đoạn xác định mối nguy hại.

Nội dung xác định mối nguy hại

Những nội dung chính của cơng việc nhận diện mối nguy hại bao gồm:

• Nhận diện các nguy hại: các tác nhân cơ học, vật lý, hóa học … hay là sự kết hợp các tác nhân trên.

• Đánh giá các đặc trưng vật lý, hóa học, độc học của các hóa chất. • Chất lượng dữ liệu được xem xét và thống kê được đánh giá.

• Xác định các quần thể phụ như địa điểm phục hồi hóa chất – cơng nhân, khách tham quan, dân cư xung quanh, nhân viên văn phịng.

• Lựa chọn các chủ điểm nhạy cảm nhất.

Để thuận tiện cho cơng việc mơ tả địa điểm, có thể tiến hành phân tích thành phần cấu trúc của địa điểm được đánh giá và lập ra khung làm việc như bảng 1.1

Ma trận địa điểm – nguy hại [47] Thành phần

Mối nguy hại

Cháy Nổ Hóa chất Vật rơi Thành phần 1

Thành phần 2 ……………. Thành phần n

Đánh giá phơi nhiễm

Đánh giá phơi nhiễm cung cấp thông tin về lượng phát thải ra môi trường, đường truyền và các tuyến tiếp xúc của tác nhân phơi nhiễm để thâm nhập vào vật tiếp nhận. Đánh giá phơi nhiễm là q trình đánh giá định lượng hay định tính sự thâm nhập của một tác nhân nguy hại vào vật nhận (con người hoặc môi trường) thông qua sự tiếp xúc với mơi giới mơi trường (nước, khơng khí, đất). Sự đánh giá được thực hiện thông qua các thơng số đầu vào về cường độ, tính liên tục, độ dài thời gian tiếp xúc và tuyến tiếp xúc. Đánh giá phơi nhiễm bao gồm mơ tả tính chất và quy mơ của các quần thể khác nhau bị phơi nhiễm đối với một hóa chất, độ lớn và thời gian phơi nhiễm của quần thể đó. Các bước đánh giá phơi nhiễm gồm mô tả đặc trưng phơi nhiễm; xác định đường truyền phơi nhiễm; định lượng phơi nhiễm.

Đánh giá độ độc hay phân tích liều–phản ứng [47]

Mối liên hệ giữa RfD, NOAEL và LOAEL đối với hóa chất độc hại

Đánh giá liều–phản ứng bao gồm sự mô tả quan hệ định lượng giữa lượng phơi nhiễm đối với một hóa chất và mức ngộ độc hay bệnh tật.

Mơ tả đặc tính rủi ro [95]

Mơ tả đặc tính rủi ro là bước cuối cùng xác định phạm vi các tác động bất lợi đến nguồn tiếp nhận dưới điều kiện phơi nhiễm. Các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp phơi nhiễm và đánh giá độc tính để định tính và định lượng các mức độ rủi ro và xem xét thêm các vấn đề không chắc chắn trong đánh giá rủi ro. Kết quả phơi nhiễm trong vấn đề rủi ro lớn nhất có thể được xác định trong tiến trình này. Các đặc tính rủi ro thích hợp từ các mối nguy hại liên quan đến các vấn đề ONMT cho phép quản lý rủi ro và quyết định đúng hơn để thực hiện tốt hơn. Nó là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thể, các cộng đồng hay từng đối tượng bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta được các giá trị định lượng cao hơn mức trung bình.

Mơ tả đặc tính rủi ro định lượng (QRA)

Trường hợp xét đặc tính rủi ro từ chất ung thư và khơng gây ung thư thì nhiệm vụ là ước lượng rủi ro (tính tốn lượng rủi ro từ chất gây ung thư và chất không gây ung thư trên cả ba tuyến phơi nhiễm) và phân tích kết quả để đưa ra những quyết định đúng đắn. Tính tốn rủi ro đối với mức phơi nhiễm trung bình và lớn nhất.

Đối với phơi nhiễm lâu dài: sử dụng nồng độ trung bình để tính rủi ro đại diện cho việc ước lượng từ nhiều điểm phơi nhiễm. Đối với phơi nhiễm tức thời: sử dụng nồng độ lớn nhất để tính tốn sẽ hiệu quả hơn.

• Tính tốn rủi ro từ chất gây ung thư: R = CDI x SF (1.3). Trong đó:

• R: Rủi ro từ chất gây ung thư

• CDI: Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/kg.ngày). • SF: Hệ số dốc đường cong liều lượng – phản ứng (kg.ngày/mg).

Đặc tính rủi ro ung thư cần phải tính tốn cho riêng từng hóa chất phù hợp với tuyến và con đường phơi nhiễm. Việc tính tốn lặp lại cho mỗi hoàn cảnh và mỗi cộng đồng phơi nhiễm. Mỗi tuyến phơi nhiễm có giá trị SF riêng. Để tính tổng rủi ro từ các chất gây ung thư ta cộng dồn tất cả các rủi ro ung thư của mỗi chất ứng với mỗi tuyến phơi nhiễm.

• Tính tốn rủi ro từ chất khơng gây ung thư:

(1.4) Trong đó:

• CDI: Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/(kg.ngày)). • RfD: Liều lượng tham chiếu (mg/(kg.ngày))

• HI: Chỉ số độc hại. Nếu HI<1: khơng có ảnh hưởng; nếu HI>1: chất khơng gây ung thư đang xét có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe khi phơi nhiễm. Chỉ số độc được tính riêng cho từng hóa chất. Trong trường hợp phơi nhiễm với nhiều chất thì chỉ số độc của tuyến phơi nhiễm đó bằng tổng các chỉ số độc của mỗi chất. Nhưng nếu các chất đó khơng gây ra cùng một loại tác động thì việc xét chỉ số độc tổng cộng là khơng có tác dụng.

Mơ tả các rủi ro bán định lượng (rủi ro yếu, trung bình hoặc cao)

Phương pháp hệ số rủi ro là phương pháp phổ biến để mơ tả đặc tính rủi ro bán định lượng. Hệ số rủi ro (RQ) được tính tốn bằng tỷ số giữa nồng độ môi trường xác định bằng đo đạc (MEC) hoặc tính tốn dự báo (PEC) với nồng độ dự báo ngưỡng là nồng độ không gây tác động (PNEC) lên đối tượng. PNEC được xác định từ các tiêu chuẩn, quy định liên quan.

• Đối với đánh giá rủi ro mơi trường và sinh thái:

• Đối với đánh giá rủi ro sức khỏe:

(1.6)

Khi: RQ < 1: Rủi ro thấp; RQ ≥ 1: Rủi ro cao

Trong đánh giá rủi ro môi trường, đặc biệt là rủi ro sinh thái thường sử dụng các cấp độ đánh giá chi tiết hơn:

RQ từ 0,01 đến 0,1: rủi ro thấp; RQ từ 0,1 đến 1: rủi ro trung bình; RQ ≥1: rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)