Đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 52 - 54)

Đánh giá SCMT trong sử dụng LPG là nhận biết mối nguy hiểm và sự cố có thể xảy ra trong sử dụng LPG, xác định các khả năng xảy ra sự cố, đánh giá định lượng các ảnh hưởng tới con người, KT-XH và môi trường khi sự cố xảy ra, từ đó xác định mức SCMT trong sử dụng LPG. Hậu quả của sự cố được đánh giá trên cơ sở thiệt hại về người, tác động tới môi trường, ảnh hưởng về KT-XH ở khu vực bị ảnh hưởng của sự cố.

Trong những năm qua, nền cơng nghiệp dầu khí Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, trở thành lĩnh vực góp phần đáng kể vào sự phát triển của đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền cơng nghiệp dầu khí ở nước ta, cơng tác phịng ngừa SCMT rất được quan tâm. Tuy nhiên, trong các báo cáo đánh giá rủi ro nói trên, vấn đề ATMT của LPG được đề cập chủ yếu là vấn để rò rỉ LPG hoặc BLEVE.

Kết quả khảo sát thông tin của TT thơng tin KH-CN (Sở KH-CN Tp.Hồ Chí Minh) [97] cho thấy: các kết quả NCKH đã công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều ít nhiều có đề cập tới vấn đề ATMT trong sử dụng LPG, nhưng những đánh giá này chưa hồn thiện hoặc chủ yếu mang tính định tính, như: “Thuyết minh dự án đầu tư cơng trình kho tồn chứa, phân phối LPG và cảng dầu khí Chân Mây” của Cơng ty cổ phần gas Petrolimex thực hiện năm 2005) [17], “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường kho gas Petrolimex Đà Nẵng” do Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng thực hiện năm 2007 [18], “Báo cáo ĐTM dự án xây dựng kho tiếp nhận tồn chứa và phân phối LPG” do Công ty xăng dầu khu vực 5 lập năm 1998 [19], “Tài liệu huấn luyện an tòan, phòng chống cháy nổ trong quản lý, kinh doanh, sử dụng bình LPG” do Cơng ty kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam ban hành năm 2006 [80], “Sổ tay khí đốt hóa lỏng” do Cơng ty gas Petrolimex ban hành năm 2001 [89], chỉ thị “Tăng cường công tác quản lý đảm bảo an tồn hoạt động hóa chất và điều kiện an tồn trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành năm 2007 [99], “Hồ sơ kỹ thuật bồn chứa khí hóa lỏng 23,5 m3 do công ty SaiGon Gas chế tạo và lắp đặt cho nhà máy sữa Sài Gòn-Vinamilk” năm 2008 [103], “Một số biện pháp phòng cháy và chữa cháy trong san nạp, bảo quản và sử dụng khí đốt hố lỏng (LPG)” của tác giả Ngô Văn Xiêm [106] ...Việt Nam đã ban hành khá nhiều quy định, tiêu chuẩn về LPG “Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển nạp khí dầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa” do Bộ cơng nghiệp ban hành năm 2006 [5], “Quy chế quản lý kỹ thuật an tồn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai” do Bộ cơng nghiệp ban hành năm 2006 [6], “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 377:2006: Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở-tiêu chuẩn thiết kế” doBộ xây dựng ban hành năm 2006 [11], “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 378:2006: Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở-tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”doBộ xây dựng ban hành năm 2006 [12], [72]…[74]. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này chủ yếu đề cập tới vấn đề an tồn, chưa đề cập tới các tác động mơi trường do sự cố trong sử dụng LPG gây ra.

Kết quả các nghiên cứu đánh giá SCMT trong sử dụng LPG trên thế giới như đã trình bày trong phần 1.5.1 trên đây đã bước đầu được áp dụng ở Việt Nam khi lập báo cáo đánh giá rủi ro môi trường (ĐRM), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá sự cố môi trường (ĐSM) cho các dự án trọng điểm quốc gia có liên quan tới chế biến LPG, như: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí” của Nguyễn Tuấn Cường [20], “Đánh giá rủi ro cho hệ thống đường ống Phú Mỹ – Bạch Hổ” do TT an tồn và mơi trường dầu khí – tổng cơng ty (TCT) dầu khí Việt Nam thực hiện năm 1998 [81], “Báo cáo đánh giá tác động mơi trường chi tiết cho NM xử lý khí tại Dinh Cố” của TS. Nguyễn Đức Hùynh và cộng sự [82]; “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của các cơng trình sử dụng khí đề án Bạch Hổ và đề xuất phương án quản lý môi trường” của Phạm Thị Dung [22], “Nghiên cứu đánh giá rủi ro q trình vận hành tuyến ống dẫn khí MP3 - Cà Mau để đề ra các giải pháp an tồn và giảm thiểu thiệt hại mơi trường” của Đinh Vi Lan [37], “Đánh giá rủi ro cho hệ thống đường ống Phú Mỹ – Bạch Hổ” của Trung tâm an tồn và mơi trường dầu khí (1998), [81], “Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy xử lý khí Dinh Cố” của Trung tâm an tồn và mơi trường dầu khí (1998) [82], “Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường ống Nam Côn Sơn” của TCT dầu khí Việt nam – PB – STATOIL (1999) [83], “Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án NM đạm Phú Mỹ” do TCT dầu khí Việt Nam – BQL dự án NM đạm Phú Mỹ thực hiện 2002, “báo cáo ĐTM dự án TT điện lực Phú Mỹ” do TCT điện lực Việt Nam thực hiện … chưa đề cập tới sự cố nổ vật lý thiết bị chứa LPG một cách đầy đủ mà mới chỉ đề cập tới sự cố BLEVE, sự cố rò rỉ và nổ đám mây hơi hình thành sau sự cố rị rỉ LPG và nhận định rằng sự cố BLEVE là nguy hiểm nhất. Các tác giả Bùi Văn Ga, Dương Việt Dũng và Nguyễn Hữu Hường [25], Chu Mạnh Hùng [31], Nguyễn Ðăng Hưng và Thái Nguyễn Huy Chí [32], Trần Gia Mỹ [61] trong các nghiên cứu ứng dụng LPG vào sản xuất và đời sống chủ yếu đề cập tới lợi ích kinh tế và BVMT trên quan điểm coi LPG là năng lượng sạch, ít gây ơ nhiễm mơi trường; tác giả Ngơ Văn Xiêm đề cập tới vấn đề ATMT trong sử dụng LPG nhưng chủ yếu đánh giá định tính [106].

Ứng dụng các mơ hình của nước ngịai để tính tốn sự lan truyền chất ơ nhiễm trong cơng nghiệp dầu khí đã được áp dụng ở Việt Nam trong thời gian gần đây cho một số dự án trọng điểm quốc gia như: mơ hình Berliand tính nồng độ khí nguy hại cho NM lọc dầu do tác giả Nguyễn Cung thực hiện năm 1985 là mơ hình nguồn phát thải liên tục [40]; mơ hình ISC-ST3 (The Industrial Sourse Complex - Short Term 3) của cơ quan BVMT Hoa Kỳ (EPA) được TT an tồn và mơi trường dầu khí sử dụng để tính nồng độ phát tán các chất gây ONMT do rò rỉ cho hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau, tính tốn rị rỉ hóa chất nguy hại trong điều kiện họat động bình thường [81]; mơ hình SAFETY do DNV nghiên cứu phát triển dựa trên các mơ hình rị rỉ khí và cháy nổ đám mây hơi LPG áp dụng để đánh giá rủi ro cho NM chế biến khí Dinh Cố [82] nhưng như vậy là chưa đầy đủ so với những SCMT có thể xảy ra. Đánh giá xác suất rủi ro theo kết quả nghiên cứu của nước ngòai cần được điều chỉnh phù hợp với thực tế trong sử dụng LPG ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 52 - 54)