chế biến và sử dụng LPG
chế biến và sử dụng LPG nền cơng nghiệp dầu khí phát triển trên thế giới. Nhiều tiêu chuẩn về an toàn LPG đã được ban hành như tiêu chuẩn Australia [109], tiêu chuẩn Hồng Công [114], tiêu chuẩn Hoa Kỳ [147], [148]. Don Barber đề cập tới vấn đề an toàn trong tồn trữ LPG nhưng chỉ ở mức độ định tính [121]. J. R. B. Alencar, R. A. P. Barbosa and M. B. de Souza Jr. đề cập tới hiệu ứng domino, như hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng nổ quá áp đám mây hơi trong sự cố rò rỉ LPG nhưng chưa tính lượng nhiệt sinh ra do cháy đám mây hơi LPG [139]. Các tác giả B. Doroste, U. Probst and W. Heller (1999), [111], Don Barber (2000) [121], Donald L. Katz and Robert L.Lee (1990) [122], F. Mushtaq (2007) [125], G.A. Clay, R.D. Fitzpatrick, N.W. Hurst, D.A. Carter and P.J. Crossthaite (1988) [127], Hanna, S.R., P.J. Drivas, and J.C. Chang, 1996 [128], Johnson O. Silva and Antonio R. Sanches (2005) [137], J. R. B. Alencar, R. A. P. Barbosa and M. B. de Souza Jr. (2005) [139], S. Potempski (2004) [154] và các tổ chức có uy tín trên thế giới về lĩnh vực ATMT như: công ty BP [112], công ty đăng kiểm quốc tế Det Norske Varitas (DVN) [118], [119], ủy ban tư vấn về các vấn đề nguy hiểm Anh, cơ quan BVMT Mỹ (US EPA)…đã thực hiện các nghiên cứu, đánh giá SCMT chế biến và sử dụng LPG. Sau đây là nội dung của các phương pháp này:
Phương pháp nhận diện SCMT trong chế biến và sử dụng LPG
Phương pháp nhận diện SCMT trong chế biến và sử dụng LPG hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp cây sự kiện với các sự cố được giới thiệu chủ yếu là sự cố rị rỉ LPG, sự cố nổ hóa học (nổ đám mây hơi LPG), sự cố BLEVE.
Phương pháp đánh giá xác suất
Phương pháp đánh giá xác suất SCMT trong chế biến và sử dụng LPG hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê. Kết quả đánh giá xác suất được giới thiệu như bảng 1.11 với khả năng xảy ra sự cố được xếp theo 5 mức.
Mức sự cố theo tần suất xảy ra sự cố môi trường [22]
Mức sự cố Diễn giải sự cố Tần suất sự cố