LPG được chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên (gồm khí đồng hành-KĐH và khí tự nhiên-KTN). Kết quả thăm dị cho thấy Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng gần 3.000 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa nước ta; trữ lượng KTN tập trung chủ yếu ở 4 bể chính: sơng Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu. Tiềm năng khai thác sử dụng từ 4 bể này có thể đạt sản lượng khoảng 12 tỷ m3/năm vào năm 2010. Theo định hướng phát triển, cơng nghiệp khai thác và chế biến khí chia thành 3 khu vực: khu vực miền Bắc và miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nam Bộ. Tháng 4/1995 là thời điểm hình thành ngành cơng nghiệp khí Việt Nam khi KĐH từ mỏ Bạch Hổ được thu gom và đưa vào bờ qua đường ống ngầm dưới biển và trên đất liền để cung cấp 1 triệu m3 khí/ngày đêm cho NM nhiệt điện tuabin khí Bà Rịa cơng suất 250MW. Cơng suất cung cấp khí của hệ thống khí Bạch Hổ cho NM nhiệt điện Bà Rịa và TT điện lực Phú Mỹ được nâng lên 2 triệu m3 khí/ ngày đêm vào tháng 5/1997 rồi 3 triệu m3/ ngày đêm vào tháng 11/1997, khi giàn nén khí TT tại mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai thác.
Hình ảnh khai thác dầu, khí tại mỏ Bạch Hổ
Tháng 10/1998, cùng với việc hoàn thành các hạng mục tối thiểu của NM xử lý khí Dinh Cố, hệ thống khí Bạch Hổ đã đạt cơng suất cấp khí thiết kế là 4,2 triệu m3khí ngày/đêm, đồng thời sản xuất condensat. Hiện nay, ngoài KĐH, chúng ta đã khai thác KTN ở các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ để cung cấp nhiên, nguyên liệu cho các NM điện thuộc TT điện lực Phú Mỹ và NM đạm thuộc KCN khí điện đạm Phú Mỹ. Từ năm 2009, LPG cũng được chế biến tại NM lọc dầu Dung Quất.
Công nghệ tổng quát để chế biến KĐH thành LPG và một số sản phẩm khác là thực hiện các quá trình làm sạch, tách bụi, làm ngọt rồi tách thành các phân đoạn hẹp hơn như C2+ (ethane và hydrocarbon cao hơn), C3+(propane và hydrocarbon cao hơn), condensate ... hoặc các đơn chất như ethane, propane, butane ... thương phẩm. Để thực hiện mục đích này, trong chế biến LPG áp dụng ba phương pháp chính: ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ nhiệt độ thấp, chưng cất nhiệt độ thấp [28].
Ở Việt Nam, do đặc điểm của nguồn khí đầu vào và sản phẩm đầu ra (khí khơ, LPG và condensate), NM chế biến khí Dinh Cố sử dụng cơng nghệ chưng cất. KĐH từ các mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng và Rạng Đơng có thành phần chủ yếu là metane, ethane, propane, butane, lượng nhỏ các hydrocacbon nặng và một số khí khác như CO2, N2và H2O được thu gom về dàn nén khí TT tại mỏ Bạch Hổ. Tại đây, KĐH được tách nước, lọc bụi, tách các hydrocarbon lỏng ... và được nén tới áp suất 70-80 bar rồi được vận chuyển theo đường ống dài 120 km tới NM chế biến khí Dinh Cố với lưu lượng 5,7 triệu m3/ngày đêm [20], [28]. Sản phẩm của NM được giới thiệu trong bảng 1.8
Sản phẩm của nhà máy chế biến khí Dinh Cố [20]
Sản phẩm Sản lượng (tấn/ngày) Nhiệt độ(oC) Áp suất(kPa)
Propane 536 46 1800
Butane 416 45 900
Đặc tính kỹ thuật của LPG sản xuất tại NM chế biến khí Dinh Cố thuộc PetroVietnam Gas (PV Gas) được giới thiệu trong bảng 1.9
Đặc tính kỹ thuật của LPG sản xuất tại NM gas Dinh Cố [80]:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Áp suất hơi ở 37.8oC kPa 800 2 Hàm lượng lưu huỳnh g/cm3 0,005 3 Hàm lượng H2S % Khơng có 4 Tỷ trọng tại 15oC 0,5420
5 Phân tử lượng 50,2
6 Tỷ lệ C3/C4 49,7/50,3
LPG bắt đầu được sử dụng làm chất đốt ở miền Nam Việt Nam từ những năm 70 với khối lượng khoảng 150 tấn/năm. Sau đó việc sử dụng LPG bị gián đoạn vào những năm 80. Đến năm 1991, LPG được sử dụng lại với lượng nhập khẩu LPG khoảng 400 tấn. Kể từ đó, lượng tiêu thụ LPG ngày càng tăng. Bảng 1.10 trình bày mức cung, cầu LPG ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010.
Dự báo cung cầu LPG ở Việt Nam đến năm 2010 (Đơn vị: Tấn) [77]
1996 2000 2005 20101. Nguồn cung cấp 85.800 340.000 590.000 840.000 1. Nguồn cung cấp 85.800 340.000 590.000 840.000 - Sản xuất trong nước 0 340.000 590.00 840.00
- Nhập khẩu 85.800 0 0 0
2. Nhu cầu tiêu thụ 85.800 223.800 369.950 527.000 3. Xuất khẩu 0 120.000 220.000 313.000
Từ 1994, LPG được sử dụng tại các hộ công nghiệp và thương mại. Năm 1995, Việt Nam nhập khẩu và tiêu thụ khoảng 50.000 tấn LPG, năm 1997 là 120.000 tấn [77]. Tháng 12/1998, ngành cơng nghiệp chế biến khí Việt Nam bắt đầu cung cấp LPG sản xuất trong nước từ KĐH Bạch Hổ cho thị trường để thay thế LPG nhập khẩu. Từ tháng 11/1999, khi NM chế biến khí Dinh Cố chính thức đi vào hoạt động, hàng năm cung cấp khoảng 275.000 tấn LPG. Hệ thống đường ống thu gom, vận chuyển và NM xử lý KĐH công suất 500 triệu m3/năm đặt tại Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp khí
cho NM điện Bà Rịa, KCN khí – điện – đạm Phú Mỹ, đặc biệt là cung cấp 4,1 triệu m3 khí/ngày từ mỏ Bạch Hổ và 1,5 triệu m3 ngày từ mỏ Rạng Đơng cho NM chế biến khí Dinh Cố, để chế biến 275.000 tấn LPG/năm trong đó 180.000 tấn LPG được vận chuyển bằng tàu biển qua kho cảng Thị Vải, 95.000 tấn LPG được vận chuyển bằng xe bồn tới các cơ sở chiết nạp chai LPG và các NM. Ngoài NM chế biến khí, cơng ty chế biến khí Dinh Cố cịn có các tuyến ống, kho cảng xuất LPG tại Cái Mép, trạm phân phối khí thấp áp Gị Dầu ... Từ năm 2003, LPG đã được chế biến từ khí Nam Côn Sơn. NM lọc dầu số 1 Dung Quất sẽ cung cấp khoảng 100.000 tấn vào năm đầu tiên và 260.000 tấn/năm vào những năm tiếp theo. Số liệu thống kê cho thấy tiêu thụ LPG trong những năm vừa qua ở Việt Nam tăng bình qn khỏang 8% năm, trong đó, các tỉnh phía Nam tiêu thụ khoảng 60% lượng LPG cả nước và tỷ lệ sử dụng LPG trong các hộ gia đình chiếm 65%, hộ thương mại là 15% và cơng nghiệp là 20%. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, LPG đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ở nước ta như: sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, GTVT …