Một số vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 54 - 56)

Do tầm quan trọng của công tác đánh giá SCMT, đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG đã được quan tâm nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ quan tâm ở những lĩnh vực khác nhau mà các phương pháp này đề cập tới SCMT trong sử dụng LPG ở những góc độ khác nhau. Các nghiên cứu hiện có chưa xây dựng các kịch bản sự cố có thể xảy ra. Với các sự cố đã được đề cập thì mức độ đánh giá chưa đầy đủ, nhất là đánh giá sự cố nổ hoàn toàn thiết bị chứa LPG như chưa đề cập đầy đủ tới các thiệt hại có thể xảy ra và thực tế đã xảy ra như trình bày trong các phần 1.4 của luận án. Ở Việt Nam, các đánh giá SCMT áp dụng phương pháp đánh giá SCMT trên thế giới và chỉ thực hiện ở các dự án trọng điểm quốc gia trong chế biến LPG. Phương pháp hiện có cũng chưa đề cập đầy đủ, định lượng về SCMT trong chế biến và sử dụng LPG như đã nêu và được thể hiện trong các nguồn thông tin mà tác giả luận án tiếp cận được

Nguồn: TT thông tin KHKT Tp. Hồ Chí Minh; thơng tin do Sở cảnh sát phịng cháy và cứu hộ thành phố Chalon - sur – Saone (cộng hoà Pháp); một số thư viện trong và ngoài nước (thư viện Viện môi trường và tài nguyên, thư viện một số trường đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, thư viện khoa học tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, thư viện quốc gia Pháp (LNF) …

.

Trong điều kiện sử dụng LPG như ở Việt Nam và những nước có nền KT-XH tương tự, sự cố nổ vật lý do thiết bị khơng bảo đảm an tồn do điều kiện khí hậu hoặc tác động cơ học như tai nạn giao thông xảy ra với xe bồn chở LPG … là nguy cơ có khả năng xảy ra rất cao hoặc do đặc thù về điều kiện KT-XH, trình độ KH-CN, năng lực quản lý...Do vậy, cần xác định các tiêu chí xây dựng kịch bản sự cố và lựa chọn kịch bản sự cố nổ hồn tồn thiết bị chứa LPG là sự cố có khả năng xảy ra cao nhất và mức độ thiệt hại là nghiêm trọng nhất nếu xảy ra sự cố để xây dựng phương pháp đánh giá và xây dựng bổ sung những vấn đề chưa được đề cập hoặc đã được đề cập nhưng chưa đầy đủ để hoàn thiện phương pháp đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG trong sản xuất và đời sống, như:

• Tác động cơ học do công sinh ra khi nổ thiết bị chứa: tác động này chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm giải quyết.

• Tác động nhiệt khi cháy đám mây hơi LPG tạo thành sau vụ nổ thiết bị chứa LPG. Các phương pháp đánh giá hiện có mới chỉ đề cập tới mức tác động của lượng nhiệt bức xạ nhưng không giới thiệu cách xác định lượng nhiệt được tạo ra.

• Tác động do khói tới con người và mơi trường thơng. Các phương pháp đánh giá hiện có mới chỉ đề cập tới mức tác động của lượng khói sinh ra nhưng khơng giới thiệu cách xác định lượng khói được tạo ra

• Dự báo vùng ảnh hưởng của quả cầu lửa tạo thành khi cháy đám mây hơi LPG sinh ra sau vụ nổ thiết bị chứa LPG. Các phương pháp đánh giá hiện có mới chỉ

đề cập tới ảnh hưởng do bức xạ nhiệt của quả cầu lửa mà chưa dự báo phạm vi ảnh hưởng của nó do di chuyển trong khơng gian và theo thời gian.

• Khảo sát, đánh giá xác suất xảy ra SCMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam, phù hợp với đặc điểm sử dụng LPG ở nước ta vì đến thời điểm hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ để có thể đánh giá SCMT trong sử dụng LPG một cách tin cậy.

Những vấn đề cần được bổ sung như phân tích trên đây sẽ được luận án nghiên cứu giải quyết trên cơ sở vận dụng các lý thuyết được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 54 - 56)