Nhận xét và thảo luận Nhận xét và thảo luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 157 - 168)

Nhận xét và thảo luận

• Xuất phát từ hiện trạng trong sử dụng LPG ở Việt Nam, cơ sở lý luận về QTRR và kinh nghịệm quản lý ATMT công nghiệp, luận án đề xuất khái niệm “an tồn mơi trường thiết bị”, phân lọai thiết bị theo 3 cấp và dự báo sự biến đổi về chất và lượng của các thiết bị chứa LPG trong từng giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước; từ đó, xây dựng cơ sở khoa học về quản trị rủi ro kỹ thuật

(TERM), góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về ATMT, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp bảo đảm an tồn, phịng ngừa SCMT mang tính đồng bộ, hệ thống trong sử dụng LPG ở Việt Nam. Các giải pháp này sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo.

• Quan điểm an tồn mơi trường thiết bị là vấn đề mà từ trước đến nay chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ do chúng ta đề cập chủ yếu tới thiệt hại vật chất và tính mạng con người và nghĩ rằng vấn đề đó khơng thuộc về mơi trường. Nếu xét khái niệm môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, và ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” hay “Môi trường là khoảng không gian mà con người sử dụng và tác động vào nó và bị nó tác động lại”. Như vậy, rõ ràng con người và của cải vật chất bị vụ nổ tác động thuộc thành phần mơi trường trong khơng gian đó. Hơn nữa, sự phát tán mơi chất trong vụ nổ đó như thế nào và hậu quả tiếp nối của vụ nổ ra sao cũng chưa được đề cập thấu đáo. Chính vì vậy, luận án đề xuất khái niệm “an tồn mơi trường thiết bị” để đề cập đến tính bao quát của vấn đề, nghĩa là thiết bị đặt trong một khoảng khơng gian nào đó và xem xét tất cả các yếu tố, từ tự nhiên, xã hội, điều kiện sử dụng, q trình sử dụng trong đó có con người sử dụng thiết bị, có quan hệ với thiết bị để xác định mức độ an toàn của tất cả các yếu tố. Xét về mặt khái niệm thì các yếu tố đó là các thành phần mơi trường của thiết bị. Khái niệm an tồn mơi trường thiết bị giúp khái quát đồng bộ nguy cơ xảy ra sự cố với thiết bị chứa LPG, định hướng xây dựng biện pháp ngăn ngừa và tính xác suất rủi ro khi biện pháp thống kê chưa đáp ứng được đầy đủ số liệu, chưa bảo đảm độ tin cậy về thời gian. Kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học [52] đã đề cập tới mối quan hệ hữu cơ này.

• Đề cập tới thiết bị là phải nói tới cả một q trình khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng cùng các thiết bị phụ trợ cần thiết; sau đó là các yếu tố người sử dụng và yếu tố môi trường nhằm đảm bảo an toàn. Để đảm bảo cho số lượng N thiết bị được sử dụng an toàn ta phải nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá nguy cơ của N thiết bị đó, sau đó phải tính đến điều kiện đáp ứng về công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và yêu cầu của phát triển KT-XH để thực hiện bảo đảm an toàn thiết bị. Mọi biện pháp đầu tư vào bảo đảm an tồn N thiết bị này khơng

phải theo mong muốn chủ quan của con người mà còn phụ thuộc vào vấn đề nào mang tính cơ bản nhất có tính quy luật tác động vào thiết bị để bảo đảm an tồn trong q trình sử dụng thiết bị và sau đó cịn cần những điều kiện cần thiết khác. Cho dù là biện pháp kỹ thuật, công nghệ hay quản lý cũng đều phải dựa vào tiến bộ KH-KT, đặc biệt khi liên quan đến an tồn thiết bị, ta mới có khả năng thực hiện được. Khi đã dựa vào khả năng tiến bộ KH-KT, phải có tiềm lực về kinh tế để thực hiện nó và tốc độ hồn thiện nhanh hay chậm có một phần do yếu tố này. Tuy mục đích chung là phải bảo đảm an tồn nhưng đầu tư cho các thiết bị khác nhau nên phải phân loại thiết bị theo mức dộ an tồn để có giải pháp phù hợp, hiệu quả, đáp ứng sự phát triển xã hội.

• Dựa vào cơ sở trên, luận án phân N thiết bị ra 3 loại theo mức độ an toàn thiết bị: loại I là loại thiết bị đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và quy phạm về an tồn thiết bị, loại II là loại thiết bị cịn có một số điều chưa đạt được về an toàn thiết bị song có đủ khả năng kinh phí và kỹ thuật để hồn thiện; loại III là loại thiết bị có vi phạm về an tồn sử dụng, phải đầu tư nghiêm túc để đảm bảo an tồn sử dụng khi chưa có khả năng thay thế ngay khơng phải chỉ do yếu tố kinh phí mà cịn do nhiều yếu tố khác như không thể dừng sản xuất ngay được nên phải thực hiện biện pháp an tồn tình thế, thậm chí kể cả chi phí có thể lớn hõn cả đầu tư mới để đảm bảo an toàn sử dụng. Việc tiến tới loại trừ nIII, tăng nIvà giảm dần nIInhờ tiến bộ KH-KT nên sự biến đổi này phụ thuộc vào quy luật ứng dụng tiến bộ KH-KT vào đời sống, sản xuất. Đây là bài toán chấp nhận rủi ro, song rủi ro phải được phịng ngừa.

• Phân loại thiết bị theo cấp an tồn là phù hợp với quy luật ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sự phát triển KT-XH và BVMT.

Đề xuất giải pháp phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam

Dựa trên thực trạng và đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam đã nêu ở chương I, cơ sở khoa học đã xây dựng trong chương III, cơ sở quản trị rủi ro kỹ thuật (TERM) đã nêu ở phần 4.5.4, trong phần này, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu, mang tính đồng bộ, hệ thống, khả thi, nhằm phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG, phù hợp với điều kiện Việt Nam và những nơi có điều kiện sử dụng tương tự bằng cách loại trừ đi một hoặc nhiều yếu tố gây sự cố (như đã trình bày trong phần 4.5.1) để phịng ngừa rủi ro trong sử dụng LPG như phân tích sau đây:

Gỉai pháp loại trừ yếu tố gây sự cố do con người

Nếu nguời sử dụng nhận thức được mức độ nguy hiểm của LPG nhiều hơn, họ sẽ có ý thức hơn để phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG. Nếu loại trừ yếu tố gây SCMT do con người, công thức 4.38 có dạng sau:

Sau đây là một số giải pháp cụ thể để giảm thiểu nguyên nhân gây SCMT trong sử dụng LPG do yếu tố con người:

• Tăng cường cơng tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức để tạo ý thức của các đối tượng liên quan (nguời lao động, nguời sử dụng lao động, cơ quan quản lý thiết bị, các bên kiểm tra, đánh giá thứ 3…) về ATMT trong sử dụng LPG,.

• Tăng cường cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức về vai trị của cơng tác phòng ngừa SCMT trong sử dụng LPG cho người sử dụng lao động. Cùng với công tác thanh tra ATMT của cơ quan chức năng, hoạt động tự kiểm tra an tồn của cơ sở đóng vai trị quan trọng. Hoạt động này gắn liền với q trình hồn thiện tổ chức bộ máy, quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. • Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của NLĐ thông qua tuyên truyền, huấn

luyện lợi ích của cơng tác phịng ngừa SCMT từ những nguy cơ nhỏ nhất, vì một sự cố nhỏ có thể gây ra những thảm họa lớn. Từ đó, làm cho NLĐ có ý thức thực hiện nghiêm ngặt quy trình vận hành thiết bị.

• Tiêu chuẩn hóa trình độ chun mơn kỹ thuật, nghiệp vụ ATMT, sức khỏe đối với cán bộ quản lý và công nhân vận hành thiết bị.

• Cơng nhân vận hành thiết bị chứa LPG phải được đào tạo về chuyên môn, huấn luyện về nghiệp vụ ATMT trong sử dụng LPG. Nội dung huấn luyện đối với người vận chuyển, giao nhận LPG phải theo quy định của thông tư số 04/2004/ TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ công an về việc hướng dẫn thi hành nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC; thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ và quy định tại mục 1.5 của TCVN 6485:1999, tập trung vào các vấn đề sau: văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến LPG; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của LPG; đặc tính nguy hiểm của LPG; cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị công nghệ, đường ống …biện pháp cần thực hiện khi xảy ra sự cố.

• Đối với các đối tượng liên quan đến vận chuyển, giao nhận LPG bằng đường bộ và đường sắt được quy định bổ sung như sau: Người điều khiển phương tiện, tham gia vận chuyển, giao nhận LPG phải có đủ các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định. Trong nội dung huấn luyện phải bổ sung kiến thức cơ bản về xe bồn, toa xe bồn (thiết kế cơ bản, chế tạo, vận hành xe và các thiết bị đi kèm); các quy trình xuất và nhập LPG của xe bồn hoặc toa xe bồn.

Gỉai pháp loại trừ yếu tố gây sự cố do thiết bị

Tương tự, loại trừ yếu tố do thiết bị chứa LPG. Khi đó, cơng thức 4.38 có dạng: (4.48)

Sau đây là một số yêu cầu an toàn hệ thống trong sử dụng LPG:

Yêu cầu đối với thiết kế

Các chi tiết cơ bản cũng như tổng thể thiết bị chứa LPG phải đáp ứng yêu cầu về sức bền ở điều kiện làm việc. Việc thiết kế, lựa chọn kết cấu của thiết bị xuất phát từ đặc tính của LPG, đặc điểm hoạt động của thiết bị … phải đảm bảo loại trừ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng hay hình thành trong quá trình hoạt động. Kết cấu thiết bị phải đảm bảo độ bền để thiết bị làm việc an toàn, ổn định, tin cậy dưới tác động của LPG có áp suất làm việc cao. Tuy nhiên, hồ sơ thiết kế thiết bị chứa LPG của một số cơ sở chế tạo chưa đáp ứng yêu cầu [103]. Khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị chứa LPG ở nơi có khả năng bị ăn mịn do khí hậu như vùng biển hoặc trong khơng khí bị ơ nhiểm bởi hơi, khí có đặc tính ăn mịn, hoặc khu vực có mưa axit, thiết bị đặt trên tàu thuyền họat động dài ngày trên biển, cần bổ sung hệ số kể đến do ăn mịn hóa học từ mơi trường bên ngồi. Luận án đã xây dựng quy trình tính tốn thiết kế bồn chứa LPG [60]. Nội dung chi tiết của quy trình này được giới thiệu trong phần phụ lục.

Yêu cầu đối với chế tạo

Việc chế tạo thiết bị chỉ được phép ở cơ sở có đủ điều kiện về người, thiết bị, cơng nghệ và phương pháp kiểm tra sau chế tạo …

Yêu cầu đối với lắp đặt

• Lắp đặt thiết bị do đơn vị có đủ điều kiện tiến hành. Khi lắp đặt thiết bị phải sử dụng đúng vật liệu như trong thiết kế; đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị, giữa thiết bị với kết cấu; kiểm tra các bộ phận, chi tiết trước khi lắp đặt; thử nghiệm thiết bị sau lắp đặt; khơng thay đổi các chi tiết của thiết bị.

• Chỉ được phép đưa các trạm nạp LPG mới xây dựng vào hoạt động khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định của quy chế quản lý KTAT về nạp LPG ban hành kèm theo quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ công nghiệp và các TCVN 6153:1996, TCVN 6154: 1996, TCVN 6155:1996, TCVN 6156: 1996, TCVN 6304:1997, TCVN 6485:1999, TCVN 6486:1999.

• Nghiên cứu giải pháp lắp đặt bồn chứa ngầm ở những nơi có điều kiện, vì các thiết bị chứa LPG chôn ngầm dưới đất do được cách ly nên ít xảy ra SCMT, đặc biệt là sự cố BLEVE.

Yêu cầu đối với sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để bảo đảm an toàn, thiết bịphải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các khuyết tật và có biện pháp xử lý, bảo dưỡng kịp thời.Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm thay thế từng phần hoặc thay thế tồn bộ thiết bị khơng cịn đảm bảo khả năng làm việc an tồn theo kế hoạch đã dự tính.

Yêu cầu đối với vận hành

Trong sử dụng LPG phải có quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố; vận hành thiết bị theo đúng giấy chứng nhận kiểm định như: thông số vận hành, thời gian vận hành; cần phải theo dõi các thông số vận hành và kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường; khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng thiết bị; người vận hành phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe. Bên cạnh đáp ứng u cầu an tồn bản thể thiết bị, cơng tác an toàn nội tại cũng phải được bảo đảm. Sau đây là một số yêu cầu an toàn đối với hệ thống thiết bị chứa LPG:

Đối với các bồn chứa đặt cố định

• Áp suất thiết kế các bồn chứa LPG không được nhỏ hơn 17 bar với chiều dày tăng thêm để dự phịng ăn mịn ít nhất là 1 mm;

• Trên bồn chứa phải có đủ các cơ cấu an tồn như:

• Trên đường nạp lỏng phải có 1 van một chiều và 1 van chặn;

• Đường cấp lỏng ra phải có van đóng nhanh khẩn cấp và một van đóng ngắt trực tiếp ở phía ngồi. Gas lỏng thường được nạp vào khoang hơi;

• Bồn phải được trang bị van an tồn có kích thước phù hợp; • Trên bồn phải có ít nhất một dụng cụ đo mức lỏng và một áp kế;

• Hệ thống các van đóng khẩn cấp phải có khả năng đóng bằng tay từ xa cũng như tại điểm vận hành; tự động đóng khi có tín hiệu báo lửa, rị rỉ từ các đầu dị khí;

• Mỗi bồn phải có ít nhất hai vị trí nối vào hệ thống tiếp đất chống sét và chống tĩnh điện. Điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 10 Ohm.

Đối với xe bồn:

Bồn chứa đặt trên xe có yêu cầu thiết kế như đối với bồn chứa cố định, ngồi ra cịn thêm một số yêu cầu bổ sung:

• Lượng lỏng nạp vào bồn khơng được vượt q 90% dung tích bồn;

• Nếu dung tích bồn lớn hơn 10.000 lít, bồn phải có một hoặc nhiều vách ngăn. Dung tích mỗi khoang khơng được vượt q 7.500 lít;

• Khi thiết kế bồn, áp suất mơi chất lấy bằng 17 bar; • Bồn chứa bắt buộc phải có nhiệt kế;

• Xe bồn phải có dây để nối đất.

Đối với các ống dẫn LPG

Trên các ống hơi và ống lỏng, giữa 2 van chặn phải có van an tồn có áp suất đặt bằng 80% áp suất thử của hệ thống như sau:

• Ống lỏng khơng nối với đầu đẩy của bơm, các ống hơi làm việc ở áp suất lớn hơn 9 bar (ống hơi nối với bồn phía trước van giảm áp) thiết kế ở 17 bar; • Ống hơi làm việc ở áp suất nhỏ hơn 9 bar (sau van giảm áp) thiết kế ở 9 bar.

Gỉai pháp loại trừ yếu tố gây sự cố do môi trường

Trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, chưa có điều kiện trang bị thiết bị chứa LPG tốt hơn, nếu loại trừ yếu tố gây sự cố do môi trường như môi trường lao động, môi trường xã hội, môi trường pháp luật; môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới thiết bị chứa LPG thì sẽ giảm thiểu được SCMT trong sử dụng thiết bị chứa LPG. Khi đó, cơng thức 4.38 có dạng sau:

(4.49)

Sau đây là một số giải pháp cụ thể nhằm loại trừ yếu tố môi trường:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở việt nam (Trang 157 - 168)