Sử dụng các phương pháp và công cụ nhận diện rủi ro kết hợp với khảo sát thực tế, phương pháp nhận diện SCMT trong sử dụng LPG được luận án đề xuất như sau: áp
dụng tam giác cháy để nhận diện nguồn gây sự cố và nhận diện nguy cơ xảy ra sự cố, nhận diện nguồn gây cháy, nguồn đánh lửa và ơ xy trong khơng khí tạo thành điều kiện gây cháy, nổ như trình bày sau đây:
Do LPG được tồn trữ ở dạng khí hóa lỏng, có áp suất làm việc ở trạng thái bão hòa khá cao, trong khoảng từ 5 đến 10 bar tùy thuộc vào nồng độ các cấu tử thành phần và nhiệt độ mơi trường bên ngồi (hình 1.6) nên khi gặp điều kiện sẽ xảy ra sự cố rò rỉ LPG hoặc nổ thiết bị chứa LPG để giải phóng năng lượng và cân bằng áp suất. Từ đó dẫn tới các hậu quả là gây độc hay ngạt thở, gây cháy, nổ … tác động tới con người (bị thương, gây tử vong) và môi trường, gây thiệt hại về tài sản.
• Nguy cơ rị rỉ LPG từ thiết bị ra mơi trường
LPG có thể bị rị rỉ từ thiết bị ra mơi trường (nước, khơng khí hoặc đất) qua van, bích, chỗ nối hoặc do nứt, vỡ đường ống, phát tán trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây cháy, nguy hại tới con người và mơi trường.
• Nguy cơ nổ thiết bị chứa LPG
Tuỳ điều kiện xảy ra vụ nổ, nổ thiết bị chứa LPG gồm nổ hóa học và nổ vật lý. Khi nổ vật lý xảy ra, LPG dãn nở đoạn nhiệt từ áp suất trong thiết bị đến áp suất khí quyển. Do thể tích riêng của hơi LPG ở áp suất khí quyển lớn hơn nhiều so với ở áp suất trong thiết bị nên thể tích LPG tăng đột ngột tạo ra năng lượng lớn.
trình bày ma trận mối nguy hại – địa điểm trong sử dụng LPG. Mối nguy hạiKhu vực
Tác động của sự cố
Nổ Mùi Cháy Cơ Nhiệt
Bồn tồn trữ và phân phối LPG x x x x x
Bồn LPG công nghiệp x x x x x
Bồn LPG trong GTVT x x x x x
Bồn LPG thương mại và dân dụng x x x x x
Đường ống dẫn LPG x x x x x
Trong cả hai nguy cơ trên, khi LPG thốt ra ngồi có thể gây cháy hoặc hiệu ứng “domino” vì các dây chuyền công nghệ thường lắp đặt nhiều thiết bị khác trong cùng một khu vực sản xuất nên khả năng xảy ra sự cố liên hoàn trong sử dụng LPG là rất lớn.