Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 29 - 31)

1.3. Một số vấn đề cần lư uý trong đàm phán TMQT

1.3.3.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bên cạnh nắm bắt được những rào cản trong giao dịch TMQT và hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố văn hóa trong đàm phán TMQT, thêm một yếu tố nữa bắt buộc các nhà đàm phán khơng thể khơng lưu ý đó là những vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế hay có yếu tố nước ngồi. Tính quốc tế được thể hiện ở các đặc điểm như

chủ thể, đối tượng hợp đồng, đồng tiền thanh toán, luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp. Nói đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng thể khơng nói đến các điều khoản quan trọng của hợp đồng. Nhà đàm phán phải chú ý đến các điều khoản này và thương lượng sao cho khơng gặp phải khó khăn, bất lợi và thua thiệt trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này.

 Điều khoản tên hàng; quy cách - phẩm chất; số - trọng lượng Thứ nhất, về tên hàng hai bên phải thống nhất được tên chính xác, đầy đủ để tránh hiểu lầm sau này cả tên thương mại, tên khoa học hay tên thông dụng và phải đảm bảo thống nhất về tên hàng giữa các chứng từ, tài liệu.

Thứ hai, về số và trọng lượng thì cần thống nhất và xác định cụ thể, chi tiết về cách quy định về số, trọng lượng (quy định chính xác, quy định có miễn trừ hay quy định có dung sai) và đặc biệt là phải quy định tiêu chuẩn để xác định số, trọng lượng theo tiêu chuẩn của nước người bán, của nước người mua hay của quốc tế để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này.

Thứ ba, về điều khoản chất lượng cần chú ý cách quy định về kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng ở cảng đi hay cảng đến (có quy định khơng và ở cảng nào là quyết định), giá trị của các giấy chứng nhận kiểm tra phẩm chất. Đặc biệt là chú ý đến cách quy định về chất lượng : nếu quy định theo tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn của nước nào, số nào, được ban hành theo năm nào và

nếu quy định theo mơ tả thì phải diễn đạt rõ ràng chính xác và hai bên phải có cùng một cách hiểu thống nhất.

 Điều khoản về giá cả

Đây là điều khoản được các nhà đàm phán chú ý nhất trên bàn đàm phán, tiêu tốn khá nhiều thời gian nhất và đây cũng là một nội dung đàm phán quan trọng bậc nhất sau khi các bên đã thống nhất được điều khoản về tên hàng, quy cách – phẩm chất. Nó thể hiện rõ khả năng “mặc cả” và năng lực của các nhà đàm phán. Nhưng bên cạnh việc thương lượng mức giá cao thấp để có lợi cho bên mình thì cũng phải chú ý đến cách quy định giá: nếu quy định theo giá cố định thì có thể gặp phải rủi ro mức giá biến động bất lợi cho mình trong tương lai vì khơng phải hợp đồng được thực hiện ngay sau thời điểm đàm phán, ký kết và thị trường thì có nhiều biến động đặc biệt trong buôn bán quốc tế; nếu quy định theo giá xác định sau thì dễ xảy ra tranh chấp. Nên chăng kết hợp cả hai phương pháp trên tức là kết hợp quy định giá cụ thể và quy định về điều chỉnh giá.

 Điều khoản về thanh tốn

Về thanh tốn thì chú ý thống nhất phương thức thanh toán và thời hạn thanh tốn. Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh tốn như phương thức thanh toán bằng tiền mặt, nhờ thu, chuyển tiền… nhưng trong buôn bán quốc tế thì sử dụng nhiều nhất phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C). Phải biết được với mình là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu thì dùng phương thức nào là an toàn, và lợi nhất với mình để cịn thương thuyết, đàm phán tránh trường hợp để đối phương lấn át. Về thời hạn thanh toán cũng vậy, mình là bên thanh tốn thì làm sao mình có thể thanh tốn càng muộn càng tốt cịn nếu là bên được thanh tốn thì làm sao nhận được tiền càng sớm càng tốt. Một điều nữa cũng cần chú ý trong điều khoản thanh toán là đồng tiền thanh tốn: đồng tiền nước mình, đối tác, của một nước thứ ba hay là dồng USD. Điều

này phải hết sức thận trọng vì nó cịn liên quan đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

 Điều khoản về giao hàng

Thứ nhất, cần chú ý đến thời hạn giao hàng. Là một ngày cụ thể, là một khoảng thời gian, hay giao chậm nhất là vào ngày nào.

Thứ hai, là cách tính tiền phạt giao hàng chậm: tính trên phần hàng giao chậm hay tính trên tồn bộ giá trị của lô hàng.

Thứ ba, lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng: lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng nào trong Incoterms, năm nào. Phương thức vận chuyển hàng hóa là đường biển, bằng container hay vận tải đa phương thức…

Thứ tư, thời điểm và địa điểm chuyển giao rủi ro và chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua.

 Điều khoản luật áp dụng và điều khoản giải quyết tranh chấp Thống nhất điều khoản luật áp dụng để hạn chế xảy ra tranh chấp và nếu tranh chấp xảy ra thì sử dụng trọng tài hay tịa án để giải quyết. Và vấn đề đặt ra với nhà đàm phán là làm sao nhận biết và thương lượng được luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp thuận lợi nhất cho mình, có lợi cho bên mình: như sử dụng luật của nước mình, của nước bạn hay của một nước thứ ba…, cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài nước mình , nước ngồi hay

trọng tài quốc tế…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 29 - 31)