Đối tác đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 37 - 39)

2.1. Tình hình chung về đàm phán TMQT của các doanh nghiệp Việt

2.1.1. Đối tác đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam

Đối tác làm ăn buôn bán với thương nhân Việt Nam đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ bn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ sau đổi mới, đặc biệt là từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam gia nhập ASEAN, số nước và vùng lãnh thổ xuất nhập khẩu hàng hoá với Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết năm 2000, hầu hết thương nhân ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng XNK với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đến nay là hơn 200 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, Đức, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Anh, Pháp…Tuy nhiên, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì việc làm ăn, bn bán với các doanh nghiệp Việt Nam cịn rất hạn chế như In-đô-nê-xi-a, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La-tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Oxtraylia là thị trường lớn). Và ngày nay, trong một bối cảnh khác - khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng hơn nữa việc làm ăn buôn bán với đối tác đến từ khắp các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhìn vào nhóm 7 nước Việt Nam có trị giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất trong năm 2006, chúng ta có thể thấy được các đối tác quan trọng làm ăn buôn bán với doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 2.1

7 nước có trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam lớn nhất năm 2006

(đơn vị: triệu USD) Nước Mỹ Nhật Bản Oxtraylia Trung

Quốc Singapore Đức Malaysia Trị giá

xuất khẩu

7828.7 5232.1 3651.3 3030.0 1630.6 1445.3 1214.6

(Nguồn: trang web của tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn/) Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các thị trường xa, thị trường có cơng nghệ nguồn như Mỹ, Oxtraylia, Đức, Anh, Singapore, Bỉ,...Với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản, gạo, cà phê, điện tử máy tính, thủ cơng mỹ nghệ, hạt tiêu, hạt điều, cao su…

Bảng 2.2

7 nước có trị giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất năm 2006

(đơn vị: triệu USD)

Nước Trung Quốc Singapore Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Thái Lan Malaysia Trị giá nhập khẩu 7390.9 6273.7 4822.8 4701.0 3870.6 3034.2 1481.7

Nhìn vào bảng trên thì có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường gần, chưa phải là nơi có cơng nghệ nguồn đứng đầu là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông,...Với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc thiết bị, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, hóa chất, ơ tơ, xe máy, điện tử máy tính và linh kiện…

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đàm phán và ký kết hợp đồng XNK với rất nhiều các đối tác ở khắp nơi trên thế giới, từ những nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đến các nước trong khối ASEAN như Malaysia, Singapore,…Và mỗi một quốc gia đều có nền văn hóa, những nét đặc trưng, cách thức và phong cách tiến hành đàm phán riêng buộc các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với thương nhân các nước đó khơng thể khơng tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)