Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 64 - 69)

3.1.1. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Việt Nam kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế (1986), thay thế nền kinh tế tập trung, bao cấp trước đây là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đất nước, thế giới khơng cịn biết đến Việt Nam như là một nước ở thế giới thứ ba với kinh tế chủ yếu là nền nông nghiệp lạc hậu, cả thế giới đã nhìn nhận và đánh giá Việt Nam theo một cách khác, với một ánh mắt khác. Từ đó, Việt Nam cũng đã cải thiện được vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đầu tiên, là ở tình hình XNK của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực nổi tiếng thế giới, làm ăn với các đối tác lớn mạnh như Mỹ, Nhật, Trung Quốc…Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, làm ăn hợp tác với khắp các đối tác trên thế giới, hiện nay là thành viên của một loạt các tổ chức như ASEAN, APEC…và mới đây với tấm thẻ thành viên WTO, VN tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

 Tình hình XNK được cải thiện đáng kể

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000,

lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 8 trên thế giới). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và khả năng năm 2007 đạt 557 USD. (Nguồn: http://www.vinhphuctrade.gov.vn)

Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thấy được tình hình XNK của Việt Nam đã được cải thiện như thế nào trong những năm qua.

Bảng 3.1

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

(đơn vị: Triệu USD)

Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối

2000 30119,2 14482,7 15636,5 -1153,8 2001 31247,1 15029,2 16217,9 -1188,7 2002 36451,7 16706,1 19745,6 -3039,5 2003 45405,1 20149,3 25255,8 -5106,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 -5483,8 2005 69208,2 32447,1 36761,1 -4314,0 2006 84717,3 39826,2 44891,1 -5064,9

(Nguồn: trang web của tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn/) Bên cạnh đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có được chỗ đứng trên thị trường thế giới: xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, xuất khẩu hàng dệt may đúng thứ 10 trên thế giới; xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, giày da sang Nhật, Châu Âu; rồi mặt hàng thủy sản rất được người Mỹ ưa chuộng…

 Là thành viên của các tổ chức khu vực, quốc tế

Hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á - ASEAN (Association of South East Asean Nations) từ năm 1995 ; Hợp tác kinh tế trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA năm 2002), ASEAN - Hàn Quốc; Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương - APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) từ tháng 11/1998 và ngày 7/11/2006 Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization).

Như chúng ta thấy việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích về thương mại, mở rộng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam; cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại với các nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và quan trọng hơn là thúc đẩy công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. Đây cũng là động lực quan trọng đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tự sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ kinh doanh, thực hiện chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh; tạo ra tư duy làm ăn mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Trở thành thành viên chính thức của WTO

Kể từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập vào WTO ngày 30/01/1995 và trải qua hơn 11 năm chuẩn bị, đến nay Việt Nam đã trải qua 12 vòng đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO đầy cam go và căng thẳng, cuối cùng Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đang mở ra một cánh cửa của một kỷ nguyên mới cho thương

mại và đầu tư tại Việt Nam- một trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á. Bên cạnh những lợi ích mà WTO mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cịn gặp khơng ít những khó khăn và thách thức, địi hỏi nhà nước, các bộ ngành cũng như các doanh nghiệp phải nỗ lực để vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội, cùng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển.

3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với các DN Việt Nam khi gia nhập WTO

Thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã dần dần làm quen với việc cạnh tranh trong khn khổ AFTA, BTA... nhưng điều đó chưa thể so sánh với việc phải mở hẳn cánh cửa thị trường khi tham gia WTO. Gia nhập WTO là đồng nghĩa với những cơ hội, thuận lợi và bên cạnh đó cũng là khó khăn, thách thức. Trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội và thách thức chia đều.

 Cơ hội

Thứ nhất, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) một cách vô điều kiện của 150 quốc gia là thành viên của WTO, thuế quan sẽ rất thấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy sự xâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, hiện tại thương mại giữa các nước thành viên chiếm 90% khối lượng thương mại thế giới.

Thứ hai, Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với các cường quốc thương mại, cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận đến các quy tắc công bằng và hiệu quả hơn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

Thứ ba, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới đặc biệt là với hàng dệt may xuất khẩu. Các hạn chế về số lượng đối với gạo và các nông sản khác sẽ phải chuyển thành thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo hiệp định về nông nghiệp của WTO. Việt Nam sẽ có lợi nhiều khi thị trường gạo mở cửa, nhất là thị trường Nhật và Hàn Quốc.

Thứ tư, Việt Nam sẽ có được một số ưu đãi đặc biệt nhờ những nguyên tắc ưu đãi của WTO đối với các thành viên là những nước đang phát triển có

thu nhập thấp. Theo WTO, những nước có thu nhập thấp dưới 1000USD/ người vẫn được thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Nhưng nếu với hàng hóa cạnh tranh cơ chế ưu đãi này chỉ được thực hiện trong vòng 8 năm.

Thứ năm, Việt Nam sẽ có được những lợi ích gián tiếp nhờ phải thực hiện các cam kết và yêu cầu của WTO về cải cách hệ thống ngoại thương, sự minh bạch của chính sách thương mại và các luật của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế.

Thứ sáu, Việt Nam sẽ được lợi nhờ quy định của WTO về việc xuất khẩu các hàng hóa sơ chế từ các nước đang phát triển vào các nước phát triển không phải chịu thuế hoặc thuế thấp ( hiệp định Uraguay) mà Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế. Đồng thời các quốc gia đang phát triển đã tham gia hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ, hệ thống ưu đãi của khu vực EU, sẽ không nhận được ưu đãi về thuế MFN của vòng Uraguay. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ được lợi nhờ sự loại bỏ những ưu đãi trên.

 Thách thức

Thứ nhất, việc giảm thuế đối với các mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên WTO thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam sẽ phải mở của thị trường dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin, tư vấn, giáo dục, y tế…cho các nhà kinh doanh nước ngồi. Điều này có thể dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các nhà kinh doanh trong nước và nước ngồi. Nếu các nhà kinh doanh trong nước khơng chuẩn bị tốt sẽ dễ dẫn đến phá sản hàng loạt, gây gia tăng thất nghiệp.

Thứ ba, Việt Nam sẽ phải cam kết bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng các thủ tục pháp lý trong nước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, Việt Nam phải trả tiền bản quyền cho các sản phẩm trí tuệ khi muốn sử dụng chúng, chứ không được sử dụng tùy tiện như trước đây.

Thứ tư, Việt Nam phải sửa đổi các quy định đầu tư, cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc gia và giảm hay loại bỏ các hạn chế về đầu tư nước ngoài. Điều này làm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài so với các nhà đầu tư trong nước.

Thứ năm, Việt Nam phải tiếp tục cải cách kinh tế phù hợp với yêu cầu của WTO, bao gồm cải cách hệ thống giá, cơ chế xuất nhập khẩu, hệ thống tài chính và thuế, hệ thống ngân hàng và lưu thông tiền tệ, cải cách các công ty nhà nước và hệ thống an toàn XH; thống nhất các chính sách thương mại trên cơ sở đảm bảo các quyền kinh doanh thương mại cho tất cả các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đàm phán thương mại quốc tế của các doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)