Biện pháp PTNL GQVĐ cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 30 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về năng lực

1.2.5.4. Biện pháp PTNL GQVĐ cho HS

Biện pháp 1: Tạo tình huống qua các ví dụ, bài tốn thực tiễn (hố học, liên môn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, đời sống thực tiễn…) dẫn tới vấn đề cần phát hiện.

Có thể sử dụng một số cách sau đây để tạo ra tình huống có vấn đề:

- Dự đốn nhờ nhận xét trực quan, nhờ thực hành, quan sát mẫu hoặc hoạt động thực tiễn.

- Lật ngƣợc vấn đề hoặc xem xét tƣơng tự.

- Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn tới kiến thức mới hay tạo ra sự không phù hợp giữa tri thức, cách thức hành động đã biết với những yêu cầu đặt ra khi thực hiện nhiệm vụ mới.

- Tạo hiện tƣợng đòi hỏi HS phải giải thích cơ sở lí thuyết của nó. Phân tích những hiện tƣợng nhƣ có mâu thuẫn giữa ngun lí, lí thuyết với kết quả, hành động thực tiễn.

- Giải bài tập mà chƣa biết thuật giải trực tiếp, qua giải bài tập đó sẽ hình thành nên kiến thức mới hoặc yêu cầu sử dụng kiến thức, kỹ năng liên môn học.

Biện pháp 2: Tổ chức cho HS tập liên tưởng, huy động kiến thức cần thiết để khai thác tình huống, tiếp cận, nhận biết và giới hạn phạm vi trong quá trình tìm cách GQVĐ.

Biện pháp 3: Coi trọng và sử dụng một cách hợp lí, có mục đính các phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học, hình vẽ, tranh ảnh, các bài tốn có nội dung thực tiễn) giúp HS thuận lợi trong việc phát hiện, nắm bắt và GQVĐ.

Biện pháp 4: Tập dượt cho HS tổ chức tri thức (bổ sung, nhóm lại, kết hợp…) thông qua hoạt động so sánh, tương tự, đặc biệt hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá, để dự đoán bản chất của vấn đề, GQVĐ.

Biện pháp 5: Tổ chức cho HS phân tích, lựa chọn, tách biệt ra nhóm dấu hiệu đặc trưng cho VĐ, xác định được mối quan hệ bản chất và những biểu hiện bên ngoài của vấn đề.

Biện pháp 6: Rèn luyện cho HS sử dụng ngơn ngữ, kí hiệu hố học, để diễn đạt các nội dung Hoá học; Diễn đạt lại VĐ theo những cách khác nhưng vẫn đảm bảo đúng nghĩa, từ đó biết cách diễn đạt theo hướng có lợi nhất tạo thuận lợi cho việc GQVĐ.

Biện pháp 7: Xây dựng các tình huống thực tiễn (trực tiếp hoặc gián tiếp) thơng qua hệ thống các câu hỏi, ví dụ, phản ví dụ, các sai lầm thường gặp, các bài tốn có phân bậc để luyện tập cho HS phát hiện, thể hiện, vận dụng vốn hiểu biết ở các độ khác nhau. Đồng thời rèn luyện cho HS năng lực vận dụng các kiến thức Hoá học để giải các bài tốn thực tiễn.

GQVĐ u cầu HS cần có sự phân tích VĐ, tìm mâu thuẫn chính, xây dựng các hƣớng GQVĐ, thử GQVĐ theo các hƣớng khác nhau, so sánh các hƣớng giải quyết và tìm ra hƣớng giải quyết hiệu quả nhất. Để GQVĐ HS cần có sự hứng thú, xuất hiện nhu cầu GQVĐ, có động lực để suy nghĩ và hành động. HS có PP để GQVĐ và sự sáng tạo trong các PP giải quyết, thử các PP khác nhau để tìm đƣợc cách GQVĐ hợp lý nhất.

Khi sử dụng các biện pháp để phát triển năng lực GQVĐ cho HS, GV cần chú ý:

- Rèn cho HS thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những nội dung đã học, liên tục luyện tập các kỹ năng đã đƣợc học. Chuyển các kiến thức khoa học thành kiến thức HS.

- Làm cho HS hiểu về năng lực GQVĐ (mô tả về năng lực và các mức độ thể hiện).

- Tạo hứng thú cho HS thơng qua các tình huống có VĐ. - Hƣớng dẫn HS phƣơng pháp chung để GQVĐ.

- Tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện năng lực GQVĐ thông qua các câu hỏi bài tập, thí nghiệm nhƣ:

+ Luyện tập cho HS suy luận, phỏng đoán và xây dựng giả thuyết khoa học. + Liên tƣởng tới các khái niệm đã có, những hiện tƣợng (vấn đề) tƣơng tự và các mối quan hệ.

+ Mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác.

+ Dự đoán các mối quan hệ định lƣợng, định tính, …

- Giao cho HS làm các đề tài nghiên cứu nhỏ (dự án học tập hoặc đề tài nghiên cứu khoa học).

- Kết hợp kiểm tra đánh giá, động viên và điều chỉnh HS kịp thời.

Đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh [4, 5, 9, 19]

Đánh giá năng lực GQVĐ của HS cũng nhƣ đánh giá các năng lực khác. Do vậy, đánh giá kết quả học tập theo năng lực thì khơng lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau. Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm học tập và quá trình học tập của HS, đánh giá năng lực HS đƣợc thực hiện bằng một số PP sau:

Đánh giá qua quan sát

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, nhƣ là cách GQVĐ trong một tình huống cụ thể.

Để đánh giá qua quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động: - Xây dựng mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, phạm vi cần quan sát.

- Đƣa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thơng qua các biểu hiện của các năng lực cần đánh giá).

- Thiết lập bảng kiểm phiếu quan sát.

- Ghi chú những thơng tin chính vào phiếu quan sát.

- Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát đƣợc vào phiếu quan sát và đánh giá.

Hồ sơ học tập (HSHT) là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu định ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chƣa tiến bộ của mình, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Trong HSHT, HS cần lƣu giữ những sản phẩm để minh chứng cho kết quả học tập của mình cùng với lời nhận xét của GV.

HSHT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi HS, giúp HS tìm hiểu về bản thân, khuyến khích hứng thú học tập và hoạt động tự đánh giá. Từ đó thúc đẩy HS chú tâm và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình. Đồng thời HSHT cịn là cầu nối giữa HS - GV, HS - HS, HS - GV - Phụ huynh học sinh.

HSHT có các loại sau:

- Hồ sơ tiến bộ: gồm những BT, sản phẩm mà HS thực hiện trong quá trình học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của mình.

- Hồ sơ quá trình: HS ghi lại những điều đã đƣợc học về kiến thức, kỹ năng, thái độ qua các môn học và xác định cách điều chỉnh.

- Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân trên cơ sở tự đánh giá về năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đó.

- Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá các thành tích nổi trội trong q trình học tập, từ đó tự khám phá bản thân về các năng lực tiềm ẩn của mình, thúc đẩy hứng thú trong học tập và rèn luyện.

c) Tự đánh giá

Tự đánh giá là một hình thức mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học, HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.

d) Đánh giá về đồng đẳng

Là một q trình trong đó các nhóm HS trong lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Đánh giá đồng đẳng giúp HS làm việc hợp tác, cho phép HS tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá. HS phải tự đánh giá công việc của nhau nên sẽ học đƣợc cách áp dụng các tiêu chí đánh giá một cách khách quan và qua đó phản ánh đƣợc năng lực của ngƣời đánh giá về sự trung thực, linh hoạt, trí tƣởng tƣợng, sự đồng cảm,...

Nhƣ vậy, trong việc đánh giá năng lực GV cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh giá (phiếu quan sát, HSHT...) cần xác định rõ mục tiêu, biểu hiện của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí mức độ đạt đƣợc một cách cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)