Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực GQVĐ cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 64 - 66)

1.3.3 .Quy trình tổ chức dạy học theo phƣơng pháp giải quyết vấn đề

2.3. Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh

2.3.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực GQVĐ cho học

2.3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

1. Đảm bảo tính mục tiêu của chƣơng trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và định hƣớng PTNL cho HS.

2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các nội dung kiến thức hóa học và các mơn khoa học có liên quan.

3. BTHH lựa chọn và xây dựng đảm bảo phát huy tính tích cực và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết tốt các VĐ đặt ra trong BT.

4. Đảm bảo PTNL của HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ.

Để đảm bảo các nguyên tắc này HTBT HH đƣợc lựa chọn và xây dựng phải đảm bảo yêu cầu đa dạng của BT định hƣớng PTNL, có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi sự vận dụng những kiến thức, hiểu biết khác nhau để GQVĐ và gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn.

2.3.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh học sinh

Bƣớc 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tƣợng, tình huống thực tiễn.

Bƣớc 2: Xác định tri thức HS đã có và kiến thức kỹ năng cần hình thành trong nội dung học tập, trong hoạt động, tình huống thực tiễn đã chọn.

Bƣớc 3: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức từ nội dung học tập, xây dựng mâu thuẫn nhận thức cơ bản, đảm bảo mâu thuẫn này có thể GQVĐ trên cơ sở các tri thức HS đã có.

Bƣớc 4: Thiết kế BT và diễn đạt

Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh, tình huống (từ kiến thức đã có, hình ảnh, tranh, nguồn thông tin…), nêu yêu cầu đặt ra và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các VĐ cần giải quyết.

Bƣớc 5: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính chính xác, khoa học, văn phong diễn đạt, trình bày… theo tiêu chí BT định hƣớng PTNL.

Bƣớc 6: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa

BT đã xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh sửa sao cho hệ thống BT đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức kỹ năng, có giá trị về

mặt thực tiễn, phù hợp với đối tƣợng HS và đáp ứng mục tiêu giáo dục môn Hóa học ở trƣờng THPT. Các BT sau khi thử nghiệm và chỉnh sửa đƣợc sắp xếp thành hệ thống BT đảm bảo tính logic của sự phát triển kiến thức và tiện lợi trong sử dụng.

Các bài tập này địi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, GQVĐ. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS.

2.3.3.3. Một số bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn

Bài 1. Tại sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh hoặc hoa tƣơi trong nhà? Bài 2. Tại sao nên sử dụng túi sinh thái (có thể tái sử dụng nhiều lần) thay thế cho túi ni lông sử dụng một lần hiện nay?

Bài 3. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thƣờng bị xám đen? Bài 4. Tại sao khơng đƣợc đựng khí clo trong bình thép ẩm?

Bài 5. Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lịng trắng trứng kết tủa lại?

Bài 6. Tại sao bóng điện dùng lâu ngày sẽ bị đen?

Bài 7. Dùng phƣơng nào để phân biệt tơ nhân tạo với tơ tự nhiên?

Bài 8. Tại sao ngƣời ta thƣờng trồng cây thông ở khu vực xung quanh bệnh viện? Bài 9: Vì sao sau cơn mƣa giơng thì khơng khí trở nên trong lành, dễ chịu?

Bài 10. Ozon là một chất độc gây hại cho con ngƣời, có khả năng ăn mịn và là một chất gây ơ nhiễm chung. Vậy vì sao ngƣời ta vẫn kêu gọi bảo mơi trƣờng trong đó có nói đến bảo vệ tầng ozon?

Bài 11. Thuỷ ngân là một kim loại rất độc, sáng lấp lánh ánh bạc, ở thể lỏng, không tan trong nƣớc và có thể bốc hơi ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân có trong nhiệt kế, máy đo huyết áp, các thiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn.

a) Hơi thuỷ ngân rất độc, vậy có thể dùng chất bột nào sau để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

A. Vôi sống. B. Cát. C. Muối ăn. D. Lƣu huỳnh. b) Phải làm thế nào, nếu không may làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân?

Bài 13. Đƣờng hóa học khơng gây hại cho sức khỏe con ngƣời, tại sao mọi ngƣời vẫn thích sử dụng đƣờng có nguồn gốc tự hiên hơn đƣờng hóa học?

Bài 14. SO2 là chất khí độc, tại sao lại sử dụng trong bảo quản thực phẩm, rau quả? Bài 15. Vì sao khơng nên pha sữa đậu nành với trứng gà hoặc đƣờng đỏ?

Bài 16. Vì sao thƣờng xuyên ăn trầu giúp làm chắc răng?

Bài 17. Tại sao khi vắt chanh vào một số loại nƣớc rau (rau muống) làm nƣớc rau đổi màu?

Bài 18. Tại sao khi luộc rau nên cho thêm một chút muối?

Bài 19. Tại sao dùng dầu hỏa hoặc xăng có thể tẩy sạch dầu mỡ, chất béo dính vào quần áo?

Bài 20. Vì sao khi cơm bị khê ngƣời ta thƣờng cho vào nồi cơm một mẩu than củi?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học chương hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường – lớp 12 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)